Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt

11:33 06/02/2024

Chiều tối ngày 5/2, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức kiểm tra công tác triển khai phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội kiểm tra tại AEON Mall Hà ĐôngĐoàn kiểm tra Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội kiểm tra tại AEON Mall Hà Đông

Tăng thêm hàng dự trữ

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, đến thời điểm này, các đơn vị phân phối đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7-25% tùy từng mặt hàng so với cùng kỳ Tết năm 2023, trong đó trọng tâm là các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tại các điểm bán, lượng hàng hóa được tăng cường 15-40% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết công tác chuẩn bị hàng Tết được doanh nghiệp triển khai cách đây 6 tháng, trong đó, 9 nhóm hàng lương thực thực phẩm thuộc chương trình bình ổn thị trường được dự trữ tăng từ 20 - 50% tùy theo nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng. Do đó, nguồn cung hàng hóa dồi dào và đầy đủ để đáp ứng người tiêu dùng.

Theo dự báo của doanh nghiệp này, nhu cầu mua sắm bắt đầu tăng thời điểm từ khoảng trước Tết Nguyên đán 3 tuần, đặc biệt từ sau Tết ông Công ông Táo đến nay tăng khoảng 30%.

Song song với việc chuẩn bị nguồn hàng, siêu thị luôn đề cao vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm OCOP… các nguồn hàng được doanh nghiệp vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phố về phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp Tết.

“Lượng tiêu thụ hàng Tết, đặc biệt là hàng Việt tại siêu thị tăng trưởng từ 15-20%,” bà Nguyễn Thị Kim Dung nói.

Tại siêu thị Aeon Mall Hà Đông, thời điểm chiều tối ngày 5/2, lượng khách hàng tới mua sắm rất đông, trong đó các mặt hàng hoa quả, đồ thực phẩm tươi sống hút người tiêu dùng. Đáng chú ý, để kích cầu tiêu dùng, Aeon Mall vừa mới đưa ra chương trình khuyến mại giảm thêm 5% với tất cả các mặt hàng được áp dụng trước đó.

Kiểm soát chặt chất lượng hàng hóa

Nhấn mạnh về công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, mới đây Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã ban hành kế hoạch đặc biệt để kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn và triển khai đồng loạt tại 30 quận, huyện, thị xã.

Cùng đó, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm của thành phố cũng tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành triển khai trên các điểm kinh doanh sản xuất trên địa bàn Hà Nội, đồng thời thường xuyên có đợt kiểm tra đột xuất đối với những chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ để đảm bảo chất lượng hàng hóa khi đến với người tiêu dùng Thủ đô.

“Toàn bộ hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội đều được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật và phải niêm yết công khai chứng nhận đủ đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các cơ sở phân phối kinh doanh đều phải kiểm soát bảo đảm chất lượng đầu vào, các sản phẩm đều phải có tem truy xuất nguồn gốc, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, chứng minh bảo đảm đúng các quy định của nhà nước,” bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ.

Theo báo cáo của các địa phương gửi Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay đã có 46/63 tỉnh, thành phố có báo cáo về việc triển khai xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán 2024. Ngoài ra, công tác chỉ đạo các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn trong việc chuẩn bị nguồn hàng hóa được các địa phương quan tâm chỉ đạo, thực hiện sớm.

Bên cạnh đó, các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu Tết của người dân như: lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo, xăng dầu...

Đại diện Bộ Công Thương thông tin, phần lớn các địa phương thực hiện chương trình bình ổn thị trường dựa vào nguồn vốn xã hội hoá của doanh nghiệp và thông qua chương trình kết nối với các tổ chức tín dụng để được vay với lãi suất ưu đãi trong thời gian thực hiện chương trình. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, tình hình hàng hóa dồi dào, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân, giá cả không có biến động bất thường.

Riêng tại Hà Nội, thành phố tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn thị trường theo hướng xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân sách. Tổng số doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán là 32 đơn vị tham gia Chương trình, cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán.

Lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết (tính cho 3 tháng trước, trong và sau Tết): gạo 292,95 nghìn tấn; thịt lợn 58,5 nghìn tấn; thịt gia cầm: 19,5 nghìn tấn, thịt bò: 16,2 nghìn tấn, trứng gia cầm 390 triệu quả, rau củ 325,5 nghìn tấn; trái cây 157 nghìn tấn... Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với thực hiện Tết 2023).

Đặc biệt, Chương trình bình ổn thị trường của thành phố Hà Nội đều có sự tham gia nhiệt tình, có hiệu quả nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao như các hệ thống phân phối như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Central Retail, MM Mega Market, Lotte, Aeon…; Một số đơn vị cung ứng chủ lực các mặt hàng lương thực, thực phẩm như: Vissan, C.P Việt Nam, Ba Huân…

Mai Anh

  • Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 12/7: Tăng nhẹ do lo ngại thuế Mỹ và dư cung, trong nước điều chỉnh tăng

Thị trường năng lượng ngày 12/7 chứng kiến giá dầu thế giới tăng gần 1% trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về chính sách thuế mới của Mỹ, triển vọng dư cung toàn cầu và các yếu tố địa chính trị phức tạp. Dù nhu cầu tiêu thụ trong ngắn hạn vẫn được đánh giá cao nhờ mùa du lịch và sản xuất điện tăng, nhưng dự báo dài hạn cho thấy áp lực dư thừa nguồn cung vẫn còn hiện hữu.

Thị trường - 06:16 12/07/2025

Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh trên toàn quốc, Lâm Đồng chạm đáy mới 89.500 đồng/kg

Thị trường cà phê trong nước ngày 12/7/2025 tiếp tục ghi nhận đợt giảm mạnh tại khu vực Tây Nguyên, kéo giá cà phê về mức thấp mới. Lâm Đồng là địa phương có mức giá thấp nhất, chỉ còn 89.500 đồng/kg, trong khi các tỉnh khác dao động từ 90.200 đến 90.300 đồng/kg. Đây là mức giảm sâu nhất trong nhiều tuần trở lại đây, phản ánh áp lực mạnh từ diễn biến thị trường quốc tế và nguồn cung dư thừa.

Thị trường - 06:11 12/07/2025

Giá tiêu hôm nay 12/7: Quay đầu giảm nhẹ, Lâm Đồng giữ vững mốc 140.000 đồng/kg

Thị trường hồ tiêu trong nước ngày 12/7 ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại nhiều địa phương trọng điểm, với mức điều chỉnh phổ biến là 1.000 đồng/kg so với phiên trước. Mặc dù đa số tỉnh thành đồng loạt giảm giá, Lâm Đồng vẫn duy trì được sự ổn định, giữ nguyên mức 140.000 đồng/kg – cao hơn mức trung bình toàn thị trường.

Thị trường - 06:05 12/07/2025

Giá heo hơi hôm nay 12/7: Miền Bắc và miền Nam giảm nhẹ, miền Trung – Tây Nguyên giữ giá

Thị trường heo hơi ngày 12/7 ghi nhận xu hướng giảm tại nhiều tỉnh thành khu vực miền Bắc và miền Nam, trong khi giá tại miền Trung – Tây Nguyên gần như đi ngang. Mức giá cao nhất trên cả nước vẫn duy trì tại Hà Nội và Bắc Ninh với 68.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:01 12/07/2025

Giá vàng hôm nay 12/7: Tăng dữ dội, vàng SJC vọt lên 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng do những bất ổn chính sách thương mại toàn cầu. Chốt phiên giao dịch ngày 11/7, giá vàng SJC bật tăng mạnh, vượt mốc 121 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn cũng ghi nhận đợt tăng giá ấn tượng, với mức tăng lên tới 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Thị trường - 05:56 12/07/2025

Thị trường hàng hóa giằng co trước áp lực thuế quan và lo ngại nguồn cung

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết kết thúc phiên giao dịch ngày 10/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận diễn biến phân hóa rõ nét. Trong khi áp lực xoay quanh những chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng lên giá năng lượng thì lo ngại thiếu hụt nguồn cung lại thúc đẩy lực mua trên thị trường kim loại. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index gần như đi ngang, duy trì ổn định quanh mức 2.213 điểm.

Thị trường - 14:52 11/07/2025

Giá xăng dầu hôm nay 11/7: Quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 11/7/2025 ghi nhận trên thế giới đảo chiều giảm hơn 2% khi thị trường phản ứng trước các chính sách thuế quan mới của Mỹ, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thị trường - 06:20 11/07/2025

Giá heo hơi hôm nay 11/7: Duy trì ổn định diện rộng

Giá heo hơi hôm nay 11/7/2025 ghi nhận duy trì ổn định tại hầu hết các tỉnh, miền Bắc tiếp tục là vùng đỏ với mức giá cao nhất. Chỉ có hai tỉnh ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:16 11/07/2025

Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 11/7/2025 ghi nhận giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng trở lại. Trong đó, giá vàng trong nước tăng 200.000 - 300.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Thị trường - 06:13 11/07/2025

Giá cà phê hôm nay 11/7: Giảm 1,000 đồng/kg so với hôm qua

Giá cà phê hôm nay 11/7/2025 ghi nhận giảm mạnh từ 1,000 đến 1,200 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước nằm ở mức 92,300 - 92,600 đồng/kg.

Thị trường - 06:10 11/07/2025