Hội thảo Giải pháp phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP

Vừa qua, UBND huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phối hợp với Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức Hội thảo Giải pháp phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Tô.

Tại đây, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP ("Mỗi xã một sản phầm") nhằm giúp kinh tế nông nghiệp của địa phương “cất cánh”.

Với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, cho đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là lợi thế và là ưu tiên hàng đầu của huyện Đăk Tô. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp vẫn là một mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh trong quá trình phát triển mà cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của huyện Đăk Tô luôn luôn xác định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và các vấn đề xã hội khác.

Trong đó, các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng và các sản phẩm OCOP là những sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh, mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.

Các sản phẩm đặc trưng của xã Văn Lem, huyện Đăk TôCác sản phẩm đặc trưng của xã Văn Lem, huyện Đăk Tô

Số liệu thống kê, huyện Đăk Tô đã có 11 sản phẩm OCOP của 6 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP của huyện được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá tốt về chất lượng, mẫu mã, có giá cả phù hợp.

Lãnh đạo UBND huyện Đăk Tô cho biết, song song với công tác bồi dưỡng kiến thức Chương trình OCOP cho đội ngũ cán bộ, công tác tuyên truyền cũng được huyện triển khai sâu rộng đến người dân trên địa bàn, nhằm vận động, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tích cực tham gia chương trình, nhất là những tổ chức, cá nhân đã có sản phẩm, nhưng chưa có hồ sơ để tham gia.

Ngoài hướng dẫn cho các chủ thể về quy trình, thủ tục hồ sơ, huyện Đăk Tô chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể, tạo điều kiện cho các chủ thể đầu tư mở rộng quy mô vùng nguyên liệu, phát triển sản xuất.

Với nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực tại Hội thảo và kinh nghiệm thực tiễn từ chủ thể tham gia chương trình OCOP, tin tưởng rằng, trong thời gian tới, các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của huyện Đăk Tô ngày càng được chú trọng đầu tư, phát triển thành sản phẩm có giá trị cao trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân địa phương.

Hương Thủy

Bài liên quan

Cùng chuyên mục