Ngành dệt may và những cơ hội, thách thức trong thời gian tới

14:23 16/10/2023

Giải pháp cấp thiết trước mắt đối với các doanh nghiệp ngành dệt may là tiếp tục bám sát và phát triển thị trường, trong đó tập trung tìm cơ hội từ thị trường Mỹ; đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới…

Tại Hội nghị thảo luận phương hướng sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Vinatex cho biết, xu hướng thị trường quý IV/2023, có những chuyển biến tích cực khi FED không tăng lãi suất trong tháng 9 mà lùi xuống cuối năm, thị trường Mỹ và Trung Quốc phục hồi tốt, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của 2 thị trường này đều trên 50 điểm (cao hơn mức dự báo); lạm phát EU tháng 9 giảm 4,3% và tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 4,6% so cùng kỳ ​2022.

Về thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, tháng 8/2023, đạt đỉnh 4,06 tỷ USD; đến tháng 9, tuy có giảm, nhưng xuất sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 2% và 11% so cùng kỳ 2022; ngành khăn - gia dụng tiếp tục duy trì được lợi thế về giá nguyên liệu và thị trường đầu ra; ngành dệt - nhuộm không có nhiều thay đổi.

Ngành may, đa số đơn vị non tải trong quý IV/2023, nhưng có dấu hiệu khách hàng tăng cường trao đổi. ​Với ngành sợi, giá bông đưa vào sản xuất quý III và IV/2023 hiện đã tiệm cận giá thị trường và ở mức thấp hơn so 6 tháng đầu năm, giúp ngành sợi có hiệu quả hơn.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex nhấn mạnh, tổng thể thị trường 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn 2023, tuy nhiên mức độ cải thiện nhỏ; tổng cầu 2024, dự kiến vẫn thấp hơn 2022 từ 5 - 7%; xu thế giảm số lượng hàng hóa để chuẩn bị dần cho việc có khả năng áp dụng EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất); đơn giá có thể tăng hơn trên nền số lượng giảm và yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn phi tài chính khác cao lên; ngành sợi có thể có những diễn biến bất ngờ do áp dụng chính sách chặt chẽ hơn với sản phẩm có lao động cưỡng bức.

Chủ tịch HĐQT Vinatex nhận định, Việt Nam có những thuận lợi như xu thế điều chỉnh VND yếu đi để hỗ trợ xuất khẩu sau 1 năm giảm sút, lãi suất quay về mức trước dịch bệnh, các quốc gia cạnh tranh đã giảm mạnh đồng nội tệ 2 năm 2022, 2023 nên còn ít dư địa và chính sách miễn giảm thuế phí của Nhà nước có thể được kéo dài trong năm 2024.

Dự báo, những rủi ro trong năm 2024 như bất ổn chính trị, xung đột vũ trang ở các khu vực có nguy cơ lan rộng; chiến tranh có thể gây ra những biến động kinh tế không dự báo được; tín hiệu phục hồi bền vững ở cả Mỹ, EU, Nhật Bản đều chưa rõ ràng; thời gian áp dụng EPR và CBAM đến gần; nguồn gốc các loại nguyên liệu cho ngành may có thể có hàm lượng lao động cưỡng bức.

Ông Lê Tiến Trường cũng chỉ ra những cơ hội mới như dịch chuyển nguồn Sourcing sợi từ Trung Quốc, FDI tăng cường sản xuất vải ở Việt Nam từ sợi trong nước; các sản phẩm chuyên dụng, cao cấp, kể cả nguồn nguyên liệu cao cấp dự báo khả năng tăng trưởng theo thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và thị trường nội địa; về tăng trưởng theo nhóm hàng là sơ mi, quần âu, jacket, suite, hàng dệt kim; về giá gia công, giá làm hàng FOB và các yêu cầu mới, hành vi mới của khách hàng.

Chủ tịch Vinatex đưa ra 3 kịch bản dự báo kim ngạch xuất khẩu, kịch bản ngành sợi, may và đề nghị đơn vị xác định hướng xây dựng kế hoạch năm 2024 với ngành may tăng trưởng doanh thu từ 3 đến 5%, lợi nhuận từ 85 - 100% so 2023; ngành sợi xây dựng tăng 10% so 2023, do tỷ lệ huy động thiết bị tăng lên trên nền giá bông dự báo từ 2,5 - 2,6 USD/kg.

Để thực hiện kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp, đơn vị thuộc ngành may cần tiếp cận khách hàng với sản phẩm đặc thù mới, nâng cao năng suất lao động, linh hoạt bố trí sản xuất, cơ cấu lại hệ thống sản xuất, hạn chế mở rộng để tái cấu trúc sản xuất; ngành sợi dự báo tần suất cao hơn cho đơn vị, hợp lực tài chính, cải thiện chất lượng liên tục, phấn đấu tạo ra những sản phẩm khác biệt… Trong quá trình thực hiện, Tập đoàn sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc.

Theo lãnh đạo các đơn vị trong ngành, khó khăn sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm. Giải pháp cấp thiết trước mắt là tiếp tục bám sát và phát triển thị trường, trong đó tập trung tìm cơ hội từ thị trường Mỹ; đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới…

 Minh Anh

  • Cùng chuyên mục

Chuyên gia nói về định vị thương hiệu Việt, vì một Việt Nam hùng cường

Theo chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt cần chung tay phát triển Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đúng với ý nghĩa, tầm vóc là chương trình của Chính phủ, định vị thương hiệu Việt, vì một Việt Nam hùng cường với những thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp có giá trị...

Hàng hiệu - 10:11 20/04/2025

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

Tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Đầu tư IMG (IMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai bên, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác vì mục tiêu chung trên hành trình phát triển bền vững.

Hàng hiệu - 10:05 15/04/2025

Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen được chấp thuận đầu tư mở rộng nhà máy thép công suất 350.000 tấn

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án đầu tư mở rộng nhà máy thép Hoa Sen Nhơn Hội – Bình Định của Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nhơn Hội – Bình Định.

Hàng hiệu - 08:39 21/02/2025

Vị trí thắng địa - Lợi thế vô song của nhà phố Vinhomes Global Gate

Nhà phố Vinhomes Global Gate tiếp tục là cái tên được giới đầu tư và khách hàng “chọn mặt, gửi vàng” ngay từ những ngày đầu năm mới 2025 nhờ sở hữu toạ độ thắng địa tạo nên hàng loạt lợi thế không thể tìm thấy ở đâu khác.

Hàng hiệu - 17:50 12/02/2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Thấu hiểu sự cần thiết của nguồn vốn để hiện thực các kế hoạch tài chính cá nhân, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phục vụ đời sống và phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.

Hàng hiệu - 21:43 20/01/2025

Toyota xây dựng nhà máy riêng tại Trung Quốc

Động thái này diễn ra khi các hãng xe Nhật Bản khác đang thu hẹp sự hiện diện tại Trung Quốc và đánh dấu sự chuyển hướng so với chiến lược liên doanh của Toyota tại quốc gia này.

Hàng hiệu - 17:47 24/12/2024

Huyện Lục Nam khai thác tiềm năng, phát triển sản phẩm OCOP

Được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã khơi dậy và phát huy thế mạnh để đưa sản phẩm của quê hương ngày càng vươn xa, nâng cao giá trị và thu nhập cho người sản xuất.

Hàng hiệu - 06:27 14/12/2024

Xanh SM sẽ khai trương tại Indonesia ngay trong tháng 12 này

Xanh SM sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm diện rộng nhằm hoàn thiện các công đoạn, quy trình cuối cùng trước khi chính thức khai trương tại Indonesia ngay trong tháng 12/2024 này.

Hàng hiệu - 22:03 10/12/2024

Honda Việt Nam triển khai chương trình khuyến mại

Từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, thương hiệu ô tô Honda đã tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng về các giá trị cốt lõi “Thiết kế thể thao – Vận hành mạnh mẽ - Công nghệ tiên tiến – Thân thiện với môi trường – An toàn vượt trội”.

Hàng hiệu - 07:13 04/12/2024

Agribank tiếp tục giữ vững các kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings công bố giữ nguyên xếp hạng “BB+” với triển vọng “Ổn định” đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Hàng hiệu - 11:30 27/11/2024