Phát hiện 4 doanh nghiệp vi phạm quy định về ghi nhãn và tiêu chuẩn đo lường chất lượng

08:51 12/07/2021

Qua thanh tra, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long phát hiện 4 doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn và quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long, trong đợt thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và ghi nhãn sản phẩm hàng hóa đợt 1/2021, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra 38 cơ sở, doanh nghiệp. Trong đó có 11 cơ sở kinh doanh xăng dầu, 21 cơ sở sản xuất kinh doanh vàng, 2 cơ sở kinh doanh nón bảo hiểm, 2 cơ sở kinh doanh gas và 2 cơ sở kinh doanh điện gia dụng.

Qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện 4 doanh nghiệp vi phạm, trong đó có 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, 2 doanh nghiệp kinh doanh nón bảo hiểm và 1 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức (chiếm 10,53% số cơ sở được kiểm tra), phạt tiền gần 40 triệu đồng cùng một số hình thức phạt bổ sung và yêu cầu khắc phục hậu quả khác.

Theo nhận xét, tỷ lệ vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn giảm so với năm 2020 (10,53% so với 20% của năm 2020). Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thanh tra có ý thức chấp hành tốt các quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhãn sản phẩm hàng hóa.

Liên quan tới vấn đề trên, Bộ KH&CN đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.

Riêng đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Cụ thể, về hành vi vi phạm, chỉnh sửa, bổ sung, nâng mức tiền phạt đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phương tiện đo, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng (các Điều 5, 6,7) để bảo đảm hợp lý cùng mức tiền phạt đối với hàng có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 119/2017/NĐ-CP;

Bỏ một số quy định đã được hủy bỏ tại các Nghị định đã được ban hành: Quy định về điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Điều 28 Nghị định 119), giấy chứng nhận sản xuất, pha chế khí (Điều 29 Nghị định 119), quy định về sử dụng mã số mã vạch nước ngoài (Điều 32 Nghị định 119) và bỏ một số quy định không hợp lý, không khả thi, trùng lặp trong thực tế: khoản 3, khoản 6, điểm b khoản 7, khoản 8 Điều 20, Khoản 5, khoản 6 Điều 31;

Sửa đổi, bổ sung hành vi, chỉnh sửa mức phạt để bảo đảm thống nhất với các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính mới được ban hành. Cụ thể, bổ sung khoản 1a Điều 19 hành vi: a) Không nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; b) Không nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính chứng chỉ chất lượng hoặc chứng thư giám định trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật”.

Lý do là theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu được phân thành 3 nhóm (khoản 3 Điều 1: sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 7, bổ sung khoản 2a, 2b, 2c). Đối với hàng hóa thuộc các nhóm 2a, 2b sẽ thực hiện thông quan trước, kiểm tra sau. Bổ sung khoản 1a Điều 19 để xử phạt đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa sau khi được thông quan không nộp chứng chỉ chất lượng của hàng hóa đó cho cơ quan kiểm tra nhà nước hàng hóa nhập khẩu theo quy định trước lúc đưa vào lưu thông trên thị trường.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Sửa đổi, bổ sung Điều 27 để cập nhật, bổ sung các quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định “Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa” và Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

Sửa đổi hành vi sản xuất, pha chế xăng dầu (Điều 29) để thống nhất với khoản 1 Điều 28 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;

Thực hiện Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ, Bộ KH&CN đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gian lận, giả mạo ghi nhãn, xuất xứ Việt Nam. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung các hành vi vi phạm về ghi nhãn (trong đó có nội dung bắt buộc ghi xuất xứ hàng hóa), bổ sung các biện pháp xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tại các Điều 30, Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP để thống nhất với quy định vi phạm về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Điều 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đồng thời xử lý triệt để các hành vi vi phạm;

Bãi bỏ các quy định xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả, gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa (khoản 5 và khoản 6 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP) để thống nhất áp dụng quy định xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (gọi tắt là Nghị định số 98/2020/NĐ-CP);

Dẫn chiếu áp dụng quy định tại Điều 17, Điều 44 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP để xử phạt đối với hành vi vi phạm về gian lận, giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, bỏ một số biện pháp xử phạt bổ sung không hợp lý như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, chứng chỉ công nhận; chứng chỉ kiểm định tại Điều 2, Điều 19 (vì đây không phải là giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

Sửa đổi, bổ sung quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 2; Bổ sung biện pháp xử phạt bổ sung tại Điều 21, Điều 29, Điều 30, Điều 31; Bỏ một số biện pháp xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả do bỏ hành vi vi phạm (Điều 28, Điều 29, Điều 32 Nghị định 119); Chỉnh sửa, bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả bảo đảm khả thi và xử lý triệt để hành vi vi phạm tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 30 và Điều 31.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chỉnh lý, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân (Điều 36), của Quản lý thị trường (Điều 38), của Bộ đội Biên phòng (Điều 39), của Cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội (Điều 41);

Chỉnh lý, sửa đổi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an Nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác (từ Điều 35 đến Điều 41) để phù hợp với quy định tại Luật số 67/2020/QH14.

Phong Lâm

  • Cùng chuyên mục

Ra mắt Ban chấp hành FBA nhiệm kỳ 2025-2030: Kết nối tinh hoa ẩm thực TP.HCM

Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM (FBA) đã tổ chức cuộc họp Ban chấp hành định kỳ với chủ đề trọng tâm: “Chuẩn hóa để vươn mình”, nhằm kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất quy chế hoạt động và hoạch định chiến lược phát triển dài hạn cho Hiệp hội trong giai đoạn (2025–2030).

Bảo vệ người tiêu dùng - 21:40 04/07/2025

Phấn đấu đến 2030 làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin cho tiêm chủng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030.

Bảo vệ người tiêu dùng - 06:06 28/05/2025

Vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Thép Vicasa bị phạt 335 triệu đồng

UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt hành chính 335 triệu đồng đối với CTCP Thép Vicasa - VNSteel (mã VCA) do vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp này buộc phải di dời toàn bộ cơ sở sản xuất khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 trước ngày 1/12/2025.

Bảo vệ người tiêu dùng - 07:35 26/05/2025

Tạm giữ gần 2.000 sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng

Mới đây, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.

Bảo vệ người tiêu dùng - 08:30 22/05/2025

Phạt 80 triệu đồng và đình chỉ 1 tháng với 2 cơ sở sản xuất giò chả sử dụng hàn the

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra và phát hiện 2 cơ sở có hành vi sử dụng hàn the trong sản xuất giò chả. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, đề nghị xử phạt 80 triệu đồng và đình chỉ hoạt động chế biến chả của cơ sở vi phạm trong thời gian 1 tháng.

Bảo vệ người tiêu dùng - 06:19 21/05/2025

Đột kích kho lạnh chứa gần 6,5 tấn thực phẩm không có hóa đơn, nguồn gốc tại Ninh Bình

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình cho biết đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến việc kinh doanh, buôn bán gần 6,5 tấn thực phẩm đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Bảo vệ người tiêu dùng - 08:36 20/05/2025

Phát hiện xưởng may nhái hàng loạt nhãn hiệu thời trang xa xỉ

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình vừa phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện một cơ sở sản xuất hàng loạt sản phẩm may mặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:26 18/05/2025

Ngăn thuốc giả vào thị trường bằng quản lý kê đơn và bán thuốc theo đơn

Việc quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn cần được triển khai quyết liệt hơn nữa để thuốc giả không có cơ hội len vào thị trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. 

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:31 12/05/2025

Sớm mang vaccine điều trị ung thư tiềm năng công nghệ mRNA của Nga về Việt Nam

Với việc ký văn kiện chính thức với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga, VNVC nỗ lực sớm tiếp cận vaccine ung thư tiềm năng công nghệ mRNA hiện đại của Nga mới công bố gần đây, đưa về Việt Nam.

Bảo vệ người tiêu dùng - 15:21 11/05/2025

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược 4,5 tháng Hai công ty Dược phẩm ở Bắc Ninh

Do vi phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần Thương mại Dược phẩm Anphaco và Công ty cổ phần Dược phẩm Gia Thuận vừa bị Thanh tra Bộ Y tế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 4,5 tháng.

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:07 07/05/2025