Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu qua thương mại điện tử ngày càng gia tăng

15:07 30/10/2021

Đánh giá về hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu thời gian qua, bà Đỗ Thị Minh Thủy, Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia cho biết, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu thông qua lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng gia tăng.

Hàng giả xuất hiện trên thương mại điện tử rất nhanh, ngay cả thuốc Covid-19 vừa chính thức đưa ra thị trường đã có ngay hàng giả.

Trong bối cảnh xã hội dần bước sang trạng thái “bình thường mới”, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu tiếp tục có diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, 9 tháng năm 2021, các lực lượng đã phát hiện 100.000 vụ việc, giảm gần 300% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những vụ việc phức tạp có dấu hiệu hình sự, khởi tố lại tăng với 1.615 vụ án khởi tố hình sự, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước.

Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đánh giá, thời gian qua, các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả nắm bắt công nghệ rất nhanh. Khi doanh nghiệp thay đổi công nghệ, họ dễ dàng sao chép chỉ trong 1 thời gian ngắn. Trong khi đó, luật và chế tài xử lý hàng giả còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe khiến các đối tượng kinh doanh hàng giả cảm thấy rủi ro.

“Doanh nghiệp đang rất vướng trong xác định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Với sản phẩm có thương hiệu là “nhựa Tiền Phong”, nhưng đối tượng chỉ cần thêm 1 chữ nào đó trước hoặc sau chữ “nhựa Tiền Phong”thì lại không còn là hàng giả nữa, mà bị quy ra là xâm phạm quyền”, đại diện doanh nghiệp này cho biết.

Lực lượng QLTT kiểm tra, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận xuất xứ. Ảnh: dms.Lực lượng QLTT kiểm tra, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận xuất xứ

Đại diện Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cũng cho hay, để xác định được xâm phạm quyền, các thủ tục rất nhiêu khê. Doanh nghiệp nếu theo đuổi được các vụ kiện cũng rất tốn kém công sức, thời gian, tiền bạc. Do đó doanh nghiệp đề nghị nên xây dựng văn bản hoặc quy định nào đó để xác định rõ ràng được việc xâm phạm quyền là như thế nào…

Theo đại diện Cục Quản lý thị trường Lào Cai, thời gian qua, nhiều đối tượng đã trà trộn hàng hóa buôn lậu vào hàng hóa khác. Các đối tượng vi phạm cũng tăng cường lợi dụng thương mại điện tử buôn lậu hàng giả, gian lận nguồn gốc xuất xứ.

“Có những vụ việc được phát hiện qua kênh thương mại điện tử, nhưng khi lực lượng điều tra lại phát hiện hàng hóa được các đối tượng tập kết ở cách đường biên giới 1 km nên rất khó khăn trong xử lý. Dự báo, tình hình buôn lậu cuối năm sẽ diễn biến phức tạp khi mở cửa nền kinh tế trở lại”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Đánh giá về hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu thời gian qua, bà Đỗ Thị Minh Thủy, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, tỷ lệ vụ việc giảm do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và giãn cách xã hội ở một số địa phương; đồng thời do tăng cường kiểm soát biên giới cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng.

Tuy nhiên theo bà Thuỷ, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu thông qua lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng có xu hướng gia tăng. Hàng giả xuất hiện trên thương mại điện tử rất nhanh, ngay cả thuốc Covid-19 vừa chính thức đưa ra thị trường đã có ngay hàng giả.

“Theo số liệu của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389, các mặt hàng chủ yếu nổi lên là khẩu trang, thuốc điều trị Covid-19 và các thiết bị phục vụ phòng chống dịch, găng tay y tế đã qua sử dụng… Tình hình đặc biệt phức tạp ở Hà Nội và TP.HCM”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

Nền kinh tế đang từng bước mở cửa trở lại, sản xuất kinh doanh được khôi phục sau giai đoạn giãn cách kéo dài tại nhiều địa phương. Dự báo từ nay đến cuối năm, đặc biệt khi Tết Nguyên đán tới gần, tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Do đó, bà Thủy lưu ý nhiều đến khả năng hàng tồn, hàng kém chất lượng sẽ được đưa vào thị trường, có nguy cơ tẩy xóa date, đồng thời vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề cần lưu tâm.

Không chỉ buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả mà tình trạng gian lận xuất xứ cũng diễn biến phức tạp thời gian qua. Ông Nguyễn Xuân Khương, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nhiều doanh nghiệp tìm cách hưởng ưu đãi thuế quan với xuất xứ hàng hoá Việt Nam. Hành động này khiến nhiều ngành sản xuất trong nước bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Xuân Khương cho biết, thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ, bảo vệ nhà sản xuất trong nước, đảm bảo xuất xứ của Việt Nam.

Cụ thể từ năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị hướng dẫn và triển khai đồng bộ các giải pháp. Cơ quan Hải quan chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ chủ động nghiên cứu văn bản quy định xuất xứ, xuất khẩu, nhập khẩu để xác định rủi ro cũng như các phương thức gian lận.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng thực hiện thu thập thông tin trong và ngoài nước, xác định mặt hàng, doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, giả mạo nhãn hiệu và rà soát giao dịch của 1 số công ty có kim ngạch cao bất thường.

“Năm 2021, cơ quan Hải quan đã xác định 15 nhãn hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, trong đó có các mặt hàng trọng điểm như: đồ thời trang, quần áo, giày dép, túi xách 1 số thương hiệu nổi tiếng. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam, cơ quan Hải quan cũng xác định 1 số mặt hàng có nguy cơ cao như găng tay, khẩu trang…”, ông Khương dẫn chứng.

Được biết trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như các hiệp hội, ngành hàng làm rõ thủ đoạn gian lận xuất xứ, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ.

Nguyễn Quỳnh

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục

Cẩn trọng với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thông tin cần biết để bảo vệ bản thân

Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe đa dạng, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kiến thức vững vàng để lựa chọn đúng đắn và tránh những hiểu lầm tai hại.

Cảnh báo - 20:36 20/04/2025

12 học sinh tiểu học ở Đô Lương nghi bị ngộ độc sau khi ăn cơm nắm mua gần cổng trường

Sáng ngày 8/4, tại thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã xảy ra một sự việc khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi 12 học sinh Trường Tiểu học thị trấn có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm nắm được bán bên ngoài cổng trường. Các em xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn và phải được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.

Cảnh báo - 12:52 09/04/2025

33 người ngộ độc thực phẩm trong ngày hội ở Trường Đại học Đồng Tháp

33 người bị ngộ độc thực phẩm trong sự kiện Ngày hội STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) được tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp.

Cảnh báo - 21:55 08/04/2025

Xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian gần đây, cơ quan này liên tiếp nhận được một số thông tin cảnh báo hành vi khai sai tên hàng, chủng loại, mã số mặt hàng thép nhập khẩu, để gian lận trốn thuế nhập khẩu và các loại thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá.

Cảnh báo - 19:06 22/11/2024

Cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake giả danh Công an lừa đảo

Hiện nay, việc các đối tượng giả danh Công an để gọi video Zalo, facetime lừa đảo làm định danh tài khoản ngân hàng của người dân là một hình thức lừa đảo mới. Các đối tượng sử dụng công nghệ deepfake, tạo ra một cán bộ Công an rồi yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn. Vì nhẹ dạ cả tin, nhiều người đã sập bẫy…

Cảnh báo - 13:32 13/09/2024

Cảnh giác với chiêu trò giả danh shipper chiếm đoạt tài sản người mua hàng

Trong lúc shipper thật đang gọi điện để giao đơn hàng thực tế khách đã đặt thì shipper giả cũng yêu cầu khách trả tiền món hàng không có thật.

Cảnh báo - 14:25 12/09/2024

Cảnh giác mua sách giả, sách lậu trên mạng xã hộ

Hiện nay, tình trạng in lậu, làm sách giả và gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách ngày càng tăng dưới nhiều hình thức tinh vi hơn, từ truyền thống đến các nền tảng công nghệ.

Cảnh báo - 15:51 05/09/2024

Thu hồi thuốc Viên nén CALCERGY do vi phạm mức độ 2

Sở Y tế Hà Nội vừa có thông báo thu hồi thuốc Viên nén CALCERGY (Colchicine 1mg), số GĐKLH: VN-21821-19, Số lô: WCY22001E, NSX: 01/6/2022, HD: 31/05/2025 do Công ty Windlas Biotech Private Limited (India) sản xuất, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Dược phẩm Bình Minh nhập khẩu do sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Cảnh báo - 14:44 15/08/2024

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo về việc sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

Cảnh báo - 17:18 14/08/2024

Đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm Conditioner do Công ty TNHH Hùng Đông Tinh phân phối

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có Văn bản số 2609/QLD-MP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm Conditioner do Công ty TNHH Hùng Đông Tinh phân phối.

Cảnh báo - 07:39 27/07/2024