Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả, hàng hóa kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường là do hậu kiểm yếu

10:40 07/05/2025

Về xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong thời gian qua có nhiều sản phẩm hàng hóa được lưu thông trên thị trường nhưng kém chất lượng như vụ việc sữa giả, kẹo giả thương hiệu Kera là do công tác hậu kiểm còn yếu, chế tài áp dụng chưa đủ mạnh, chưa tạo sức răn đe...

Vừa qua, cơ quan Công an liên tiếp triệt phá đường dây sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả... với số lượng sản xuất lớn, thu lợi nhuận bất hợp pháp cao, đã vậy lại tồn tại rất lâu. Sản phẩm giả len lỏi vào bệnh viện, trường học, bếp ăn...ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người yếu thế là người già, trẻ em, đối tượng công nhân lao động, người bệnh hiểm nghèo cần phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng...

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 9, ngày 5/5/2025.
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 9, ngày 5/5/2025.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 5/5, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được thảo luận. Dự án nhằm thể chế hóa thực hiện Chính sách 1 “Đổi mới việc xác định sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa” trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 về áp dụng pháp luật: “Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến an toàn, kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải tuân thủ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa giữa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

Cùng với đó sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 5 về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng quy định cụ thể nguyên tắc xác định những sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần căn cứ trên cơ sở mức độ rủi ro của sản phẩm, hàng hóa. Trong đó bao gồm tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa như nông sản, thực phẩm, máy móc, thiết bị...

Những sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro cao sẽ quy định biện pháp quản lý trước khi thông quan (tiền kiểm) và sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro trung bình, thấp sẽ quy định biện pháp quản lý sau thông quan trước khi lưu thông trên thị trường hoặc cho phép tự công bố hợp quy (hậu kiểm).

Khả năng gây mất an toàn có thể xẩy ra đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau: bản chất hóa học, vật lý, sinh học; kết cấu, nguyên lý hoạt động; quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, dự thảo Luật bổ sung quy định về các yếu tố để xác định khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 như báo cáo là phù hợp.

Căn cứ các yếu tố này, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực sẽ xác định sản phẩm, hàng hóa có tính chất rủi ro cao (như vật liệu nổ, thuốc thú y, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...), sản phẩm, hàng hóa có tính chất rủi ro trung bình, thấp (như mũ bảo hiểm, thiết bị điện- điện tử gia dụng...), phù hợp với đặc tính của từng sản phẩm, hàng hóa, yêu cầu, khả năng quản lý Nhà nước trong từng thời kỳ của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Ảnh minh họa, nguồn internet.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả, hàng hóa kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường là do hậu kiểm yếu. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản thống nhất với quan điểm xây dựng dự án luật. Về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cơ quan thẩm tra thấy rằng, theo quy định tại Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa hiện hành thì chất lượng sản phẩm hàng hóa được quản lý theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Theo đó, sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã công bố, nếu không bảo đảm thì tổ chức, cá nhân sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nói cách khác, việc bảo đảm chất lược sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất đã được quy định trong Pháp lệnh quản lý thị trường.

Do đó, cần rà soát, xem xét việc quy định về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trong quá trình sản xuất; quy định về kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, đề nghị làm rõ, phân biệt tính chất của việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa với công tác thanh tra, kiểm tra theo pháp luật chuyên ngành để phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, mục tiêu hoạt động. 

Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cơ quan thẩm tra thấy rằng ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thì hoạt động khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa cần được nghiên cứu và quy định phù hợp với định hướng tăng cường hậu kiểm, quản lý theo rủi ro.

Khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa là một công cụ kỹ thuật quan trọng, được thực hiện độc lập hoặc lồng ghép trong quá trình quản lý nhằm thu thập, phân tích thông tin thực tế về tình trạng chất lượng sản phẩm hàng hóa trên thị trường, phục vụ cảnh báo nguy cơ rủi ro, phát hiện bất thường và là dữ liệu đầu vào cho hoạt động kiểm tra có trọng điểm, hậu kiểm, đánh giá hiệu lực chính sách quản lý.

Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung quy định về khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa trong dự thảo Luật trên cơ sở đánh giá cụ thể hoạt động này trong thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Trọng tâm là khảo sát những hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, tránh tràn lan, dàn trải, không phát sinh thủ tục hành chính, gia tăng chi phí tuân thủ; làm rõ nguồn kinh phí cho hoạt động này, đặc biệt là kinh phí cho việc lấy mẫu khảo sát (bảo đảm đủ tính đại diện, đủ thông tin để phân tích rủi ro, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước) trong điều kiện ngân sách hạn chế như hiện nay.

Có ý kiến cho rằng, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa có quy định về biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.

a
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả, hàng hóa kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường là do hậu kiểm yếu. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tuy nhiên, chưa có quy định về biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa là tang vật bị xử phạt vi phạm hành chính và bị tịch thu (không có hồ sơ kỹ thuật, chứng từ của nhà sản xuất đi kèm) được xác lập quyền sở hữu toàn dân (trường hợp bán hàng hóa này lưu thông trên thị trường hoặc người mua hàng hóa này sau đó đưa vào sử dụng). Do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung, chỉnh lý.

Về xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hoá, đa số ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong thời gian qua có nhiều sản phẩm hàng hóa được lưu thông trên thị trường nhưng kém chất lượng (như vụ việc sữa, bánh kẹo giả thương hiệu Kera) là do công tác hậu kiểm còn yếu, chế tài áp dụng chưa đủ mạnh, chưa tạo sức răn đe.

Do đó, dự thảo Luật cần sửa đổi, bổ sung quy định (Điều 66 Luật hiện hành) về xử lý vi phạm như tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi sản phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, phương tiện thông tin đại chúng danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa để cảnh báo xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thảo luận tại tổ về dự thảo luật này, đại biểu Nguyễn Như So, đoàn Bắc Ninh chỉ rõ thực tế việc gần 600 nhãn hiệu sữa giả được sản xuất và lưu thông công khai trong suốt 4 năm qua đã cho thấy sự thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát chất lượng hàng hóa. Đây không chỉ là vụ việc mà còn là dấu hiệu cho thấy những lỗ hổng trong thiết kế chính sách và tổ chức thực thi.

“Rõ ràng cơ chế hậu kiểm vốn là định hướng đúng đắn phù hợp với thông lệ quốc tế và chủ trương cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng khi thiếu năng lực hậu kiểm, thiếu cơ chế phối hợp, thiếu sự liên thông giữa các cơ quan quản lý thì cơ chế này trở thành kẻ hở để lợi dụng, né tránh trách nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng”, đại biểu So nói.

Do đó, theo đại biểu việc sửa đổi luật cần phải giải quyết tận gốc vấn đề này bằng cách thiết lập mô hình quản lý rõ ràng, trong đó quy định cụ thể cơ quan chủ trì, cơ chế phối hợp liên ngành, trách nhiệm hậu kiểm gắn với chế tài thực thi đủ mạnh.

PV (t/h)

  • Cùng chuyên mục

Hơn 6.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 23

Sau 2 ngày diễn ra tuần thi thứ 23, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút gần 700 người dự thi với hơn 6.000 lượt thi.

Chống hàng giả - 11:24 07/05/2025

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo sữa, thuốc chữa bệnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 1945/BVHTTDL-VHCSGĐTV ngày 05/5/2025 gửi một số đơn vị trực thuộc về việc triển khai Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Chống hàng giả - 15:00 06/05/2025

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đạt kết quả tích cực trong chống hàng giả, hàng lậu

Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, Nguyễn Mạnh Quyền: “Tháng Tư, các ngành, lực lượng chức năng thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chuyên đề, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đạt kết quả tích cực".

Chống hàng giả - 10:46 05/05/2025

Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm Sibutramine

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thu hồi hai mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen" vừa bị phát hiện chứa chất cấm Sibutramine.

Chống hàng giả - 09:58 05/05/2025

Thu giữ 3.700 sản phẩm thực phẩm đồ ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hải Dương vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh Nguyễn Thị Minh Thu, địa chỉ đường Nguyễn Văn Linh, phường Thanh Bình, TP Hải Dương, thu giữ 3.700 sản phẩm đồ ăn chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chống hàng giả - 07:31 03/05/2025

Công điện xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Quốc phòng, Y tế, Công Thương, Tài chính, Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chống hàng giả - 05:40 03/05/2025

Thủ đoạn phạm tội mới, trộn thuốc giả với thuốc thật

Nhóm đối tượng vi phạm về thuốc giả vừa qua sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Sau khi sản xuất, dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là "hàng xách tay". Để tạo niềm tin, ban đầu chúng trà trộn thuốc thật vào thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng...

Chống hàng giả - 10:58 29/04/2025

Giải quyết triệt để nạn thuốc giả: Cần chế tài thật mạnh, đủ sức răn đe

Để giải quyết triệt để tình trạng thuốc giả, cần chế tài thật mạnh, đủ sức răn đe, đồng thời có sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ từ các cơ quan chức năng, siết chặt từ khâu sản xuất đến phân phối, kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu thuốc, bảo đảm tất cả các thuốc lưu hành phải có giấy tờ đầy đủ đạt tiêu chuẩn chất lượng...

Chống hàng giả - 08:23 29/04/2025

Vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả: Các đối tượng chuẩn bị 150.000 USD để “chạy án”

Sau khi bị lực lượng Cảnh sát môi trường, Bộ Công an kiểm tra, tạm giữ hàng hóa, hai đối tượng Hoàng Mạnh Hà và bị can Vũ Mạnh Cường đã thống nhất chuẩn bị 150.000 USD nhằm “chạy án” để không bị xử lý nặng, được xử lý hành chính, không bị xử lý hình sự.

Chống hàng giả - 22:31 28/04/2025

Khởi tố 4 bị can trong vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả tại Công ty Herbitech

Liên quan vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường, ngày 28/4/2025, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 bị can, gồm: Phạm Vũ Khiêm, Vương Thị Hoa, Lê Thị Hồng Vân và Bùi Thị Thu Hà cùng về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 221, Bộ luật Hình sự.

Chống hàng giả - 22:11 28/04/2025