Tận dụng ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thuận lợi như thế nào?

15:05 02/10/2021

Doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu khi hiểu rõ quy định về xuất xứ hàng hóa trong từng hiệp định thương mại tự do (FTA).

Các thị trường áp dụng quy tắc khác nhau

Tại buổi tập huấn về xuất xứ hàng hóa do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức mới đây, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, trong các FTA cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng, không chỉ đơn thuần là việc xác định quốc gia, nơi sản xuất hàng hóa, mà xuất xứ hàng hóa còn là điều kiện cần thiết để các mặt hàng có thể được hưởng ưu đãi thuế quan, qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh và thâm nhập thị trường.

“Trong bối cảnh trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xuất xứ hàng hóa trở thành một công cụ, lá chắn mà các quốc gia sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp”, ông Hải nói.

Do đó, hiểu rõ, nắm chắc về xuất xứ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu tốt hơn.

Thông tin về vai trò của xuất xứ hàng hóa trong các cam kết hội nhập, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu) cho biết, xuất xứ hàng hóa gắn liền quốc tịch để kiểm tra xem hàng hóa đến từ đâu và hàng hóa này sẽ được xác định theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ - nơi hàng hóa được sản xuất.

Cùng một mặt hàng do một nhà máy sản xuất, khi xuất đi các thị trường khác nhau thì quy tắc xuất xứ áp dụng là khác nhau.

Bà Hiền dẫn chứng, với hàng dệt may trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, khi xuất khẩu sang Singapore thì quy tắc xuất xứ chỉ cần là vải. Nghĩa là vải được nhập khẩu từ các nước khác, ngoài khu vực ASEAN, sau đó công đoạn cắt may được thực hiện tại Việt Nam thì hàng hóa đó được coi là có xuất xứ từ Việt Nam và được ưu đãi thuế quan.

Nhưng, vẫn cùng lô hàng đó, nếu xuất khẩu đi EU thì chưa đáp ứng được xuất xứ, bởi quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA là từ vải trở đi. Có nghĩa là công đoạn dệt vải, cắt may phải được thực hiện tại các nước thành viên trong Hiệp định. Đây là quy tắc xuất xứ 2 công đoạn.

Cũng vẫn lô hàng trên, nếu xuất khẩu sang Canada theo Hiệp định CPTPP, thì quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn nhiều. Hàng hóa để được ưu đãi thuế quan phải đáp ứng quy tắc xuất xứ 3 công đoạn: công đoạn xe sợi, dệt vải và cắt may đều phải thực hiện tại Việt Nam, hoặc nguyên liệu nhập từ các nước thành viên CPTPP.

Hiểu rõ xuất xứ để tận dụng ưu đãi với hàng xuất khẩuHiểu rõ xuất xứ để tận dụng ưu đãi với hàng xuất khẩu

Do vậy, bà Hiền khuyến cáo, các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất phải tìm hiểu thật kỹ quy định xuất xứ hàng hóa của từng thị trường xuất khẩu, theo từng cam kết để có thể đáp ứng, tận dụng được ưu đãi thuế quan.

Nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 17 FTA, trong đó 14 FTA đã đi vào thực thi, 1 FTA đã ký kết và đang chờ phê chuẩn, 2 FTA đang đàm phán.

Việc ký kết FTA với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đã tạo “bệ phóng” để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có được mức tăng trưởng ấn tượng tại nhiều thị trường chủ lực. Đồng thời, cam kết trong mỗi FTA về xuất xứ hàng hóa mang lại những ưu đãi thuế quan nhất định.

Kết quả của quá trình hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2020, xuất khẩu tăng trưởng 7% (282,6 tỷ USD) với 32 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. 8 tháng năm 2021, cả nước đã có 30 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (6 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD), cơ cấu thị trường cũng trở nên đa dạng hơn, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tăng lên nhiều so với giai đoạn trước.

Nhưng trên bình diện chung, vẫn còn không ít doanh nghiệp lúng túng với xuất xứ hàng hóa. “Trong quá trình thực thi các FTA, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi của doanh nghiệp về xuất xứ hàng hóa, đã có những hiểu lầm nhất định, nhiều khi doanh nghiệp không hiểu rõ quy tắc xuất xứ của từng FTA, thành thử việc tận dụng ưu đãi thuế quan hạn chế”, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, chuyên viên Phòng Xuất xứ hàng hóa cho hay.

Trong một báo cáo hồi giữa năm nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam đã thực thi 14 FTA, nhưng tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O (chứng nhận xuất xứ) ưu đãi thuế quan theo các FTA trong tổng kim ngạch xuất khẩu hiện tương đối thấp và có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây (từ 39% năm 2018, xuống còn 33% năm 2020).

Nguyên nhân chủ yếu là những vấn đề liên quan tới quy tắc xuất xứ. Nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ về quy tắc xuất xứ, hoặc có thắc mắc về cách thức đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, nhưng không tìm được đầu mối để có câu trả lời kịp thời, chính xác.

Việt Nam đã là thành viên của nhiều FTA,  bà Trịnh Thị Thu Hiền lưu ý, doanh nghiệp có thể tùy chọn FTA nào có lợi nhất, mức thuế nào thấp hơn, quy tắc xuất xứ nào dễ đáp ứng để đạt mức độ thỏa mãn xuất xứ cao nhất, từ đó ưu đãi thuế sẽ tốt hơn.

“Quy tắc xuất xứ sẽ bảo đảm sự cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và phòng tránh gian lận thương mại. Khi đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được cấp C/O ưu đãi và đây mới là giấy thông hành, cam kết pháp lý quan trọng nhất để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu”, bà Hiền giải thích.

 Thế Hải

  • Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Tối 9/5 (theo giờ địa phương), dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, Hãng Hàng không Quốc gia (Vietnam Airlines) đã tổ chức Lễ công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội và Moscow.

Tin tức - 06:40 10/05/2025

Phát triển thành công hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Khác với cây trồng biến đổi gen (Genetically modified hay còn gọi tắt là GM) truyền thống, cây chỉnh sửa gen không chứa gen ngoại lai mà sử dụng "Cas" enzyme từ hệ CRISPR-Cas để chỉnh sửa các gen bản địa, qua đó nâng cao đặc tính tự nhiên của cây trồng.

Tin tức - 15:43 09/05/2025

Hợp tác dầu khí Việt - Nga: Mô hình hiệu quả, đối tác chiến lược

Trải qua gần 7 thập kỷ, hợp tác dầu khí đã và đang giữ vai trò trụ cột trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Đây là lĩnh vực được triển khai sớm nhất, quy mô lớn nhất và mang lại hiệu quả thiết thực nhất, góp phần định hình quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Hai liên doanh tiêu biểu - Vietsovpetro và Rusvietpetro - không chỉ ghi dấu bằng những con số ấn tượng về sản lượng và doanh thu, mà còn khẳng định tính đúng đắn của mô hình hợp tác liên Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng.

Tin tức - 10:28 09/05/2025

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.

Tin tức - 09:34 09/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu các hoạt động thăm chính thức Liên bang Nga

Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn tại sân bay có Phó Thủ tướng Chernyshenko, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi và Phu nhân cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga.

Tin tức - 05:52 09/05/2025

Giá xăng dầu tiếp tục giảm

Chiều 8/5, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu, áp dụng từ 15h cùng ngày.

Tin tức - 15:15 08/05/2025

Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về 4 Luật sửa đổi, bổ sung

Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, hôm nay, thứ Năm, ngày 8/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe và thảo luận tại hội trường 4 Luật sửa đổi gồm: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân; Luật Thanh tra; Luật Hóa chất sửa đổi...

Tin tức - 06:02 08/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Azerbaijan, chiều 7/5 (giờ địa phương), ngay sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Azerbaijan và phát biểu với báo chí.

Tin tức - 05:59 08/05/2025

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam

Việc mở cửa thị trường Brazil cho sản phẩm cá tra và có thể xuất khẩu trở lại sản phẩm cá rô phi sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, qua đó góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói chung, từng bước cân bằng cán cân thương mại và hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2030.

Tin tức - 10:04 07/05/2025

Thông tin về việc Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam

Ngày 24/4 vừa qua, Công báo của Brazil đã đăng tải thông báo của Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil về việc chính thức thu hồi lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam. Đây là một trong những kết quả cụ thể và sớm nhất hai Bên đạt được trong việc triển khai các mục tiêu nêu trong Kế hoạch hành động, giai đoạn 2025-2030, đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển toàn diện và thực chất; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cũng như phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước.

Tin tức - 15:20 05/05/2025