Thị trường thương mại điện tử: Nhiều thuận lợi, lắm rủi ro

13:38 14/06/2024

Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đó, hoạt động TMĐT cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Nhiều thuận lợi, lắm rủi ro

Thương mại điện tử những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19. Đây là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ, nhưng cũng là thách thức lớn cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

Chính vì vậy, phòng tránh rủi ro đối với người mua hàng trong các giao dịch thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay để người tiêu dùng tin tưởng và tiếp tục sử dụng mạnh mẽ hình thức giao dịch này.

Dự báo doanh thu thương mại điện tửDự báo doanh thu thương mại điện tử

Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới, giao dịch diễn ra qua mạng Internet, trên trang web của người bán hoặc trên nền tảng của bên thứ ba. NTD không được kiểm tra chất lượng hàng hóa, bởi vậy họ phải dựa vào việc thu thập thông tin các nghiên cứu trước đó, hoặc đánh giá của người mua khác.

Thực tế cho thấy, thương mại truyền thống giao dịch chỉ bó hẹp diễn ra trong các cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc tại tư gia của người tiêu dùng. Khi thương mại điện tử phát triển nhanh, tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng, có nhiều lựa chọn hơn, bao gồm cả hàng hóa, sản phẩm tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn, bởi ranh giới của thị trường được mở rộng.

Thương mại điện tử tiện dụng và hiệu quả cao hơn: không cần địa điểm, giờ giấc cụ thể, gửi, nhận phản hồi, các câu hỏi cũng như khiếu nại ngay lập tức, trải nghiệm mua sắm, tiêu dùng được cá nhân hóa, với các gợi ý chính xác từ phía người bán... Nguồn thông tin vô tận, cho phép người tiêu dùng có thể so sánh giữa các lựa chọn, nhà cung cấp khác nhau, chi phí giao dịch giảm xuống.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới, giao dịch diễn ra qua mạng Internet, trên trang web của người bán hoặc trên nền tảng của bên thứ ba. người tiêu dùng không được kiểm tra chất lượng hàng hóa. Bởi vậy, họ phải dựa vào việc thu thập thông tin các nghiên cứu trước đó, hoặc đánh giá của người mua khác.

Cùng với đó, thanh toán qua internet hàng hóa được gửi đến cho người tiêu dùng, thường qua bên thứ ba, hoặc thanh toán khi nhận hàng. Do đó, người tiêu dùng cũng gặp phải nhiều rủi ro khi lựa chọn và thanh toán hàng hóa.

Phát biểu tại Hội thảo hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp "Một số cập nhật về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử" diễn ra mới đây, bà Phạm Quế Anh - chuyên gia Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ, thách thức đặt ra đối với NTD khi thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới trở nên thông dụng là gặp rủi ro khó định danh cả người mua lẫn người bán, khó xác định quy định liên quan hay quốc gia, cơ quan có quyền tài phán; quyển riêng tư và an ninh mạng.

Tổng quan thị trường TMĐT qua các nămTổng quan thị trường TMĐT qua các năm

Bàn sâu về câu chuyện này, giảng viên Phan Thị Hời - Khoa Quản trị Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Lạc Hồng cho rằng, khi tham gia thị trường thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể gặp phải những rủi ro về tài chính, rủi ro bị đánh cắp thông tin vì việc sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối internet để tham gia mua sắm trực tuyến tiềm ẩn rủi ro bị mất thông tin nếu các thiết bị điện tử bị xâm hại; Hay rủi ro sản phẩm liên quan đến hiệu quả hoặc chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thông qua mua sắm trực tuyến; Rủi ro không nhận được hàng và chính sách đổi trả...sẽ gây bất lợi và thiệt hại cho người tiêu dùng cả về vật chất, thời gian lẫn tinh thần.

Nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, nước ta đã nỗ lực để hài hòa với các cam kết quốc tế và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ có hiệu lực từ 1/7 tới đây có những chương quan trọng như: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù...

Trong đó đáng chú ý, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã mở rộng phạm vi đối với cả những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Ngoài ra, Luật có rất nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, người tiêu dùng dễ bị tổn thương, cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ liên tục, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm. Quy định 7 nhóm đối tượng đặc thù, trong đó có người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, được ưu tiên bảo vệ.

Qua thực tế, chúng ta thấy rằng, để đảm bảo an toàn, trong quá trình mua sắm, người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về kỹ năng mua sắm trực tuyến, lựa chọn nền tảng mua sắm trực tuyến phù hợp. 

Đặc biệt khi mua sắm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, NTD nên lựa chọn các cửa hàng trực tuyến chính hãng, có sự đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng để tránh các rủi ro về sản phẩm và rủi ro đổi trả hàng hóa. Nếu NTD mua sắm trên website, cần phải kiểm tra xem website đã được đăng ký với Bộ Công thương chưa. Khi mua sắm, NTD cần nắm rõ về chính sách thanh toán, giao hàng, đổi trả hàng hóa và các khiếu nại liên quan. 

Đồng thời, NTD ần kiểm tra kỹ thông tin khi đặt hàng và nhận hàng để tránh các rủi ro về không nhận được hàng hoặc đổi trả hàng hóa; cần kiểm tra, đối chiếu kỹ thông tin trên đơn đặt hàng để tránh sai sót, nhầm lẫn về địa chỉ, họ tên, số lượng hàng hóa, số điện thoại…

Cuối cùng, NTD cần luôn cập nhật các quy định pháp lý liên quan đến mua sắm trực tuyến. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan luôn đưa ra những khuyến cáo và ban hành các văn bản pháp lý mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến… để có thể tự bảo vệ mình trước những rủi ro khi mua sắm trực tuyến.

 Hồng Quang

  • Cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản Thái Lan sớm bị Việt Nam vượt qua

Các doanh nhân Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc nước này dần đánh mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, khi mà Việt Nam – nhờ chính sách nhất quán từ chính phủ và sự đầu tư chiến lược đang vươn lên mạnh mẽ và có thể sớm vượt mặt Thái Lan trong lĩnh vực này.

Kinh tế - 07:29 12/05/2025

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết: "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Kinh tế - 15:29 11/05/2025

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để phát triển bền vững

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng công bằng, bền vững, lâu dài và để hỗ trợ cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong những ngày tới, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Kinh tế - 06:28 10/05/2025

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 4 tháng đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường thể hiện, trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế - 14:12 07/05/2025

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quý 1 lãi lớn

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) ghi nhận quý 1/2025 lợi nhuận ròng đạt 1,184 tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ năm trước.

Kinh tế - 06:09 03/05/2025

Tỷ giá USD hôm nay 29/4: Đồng USD quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay 29/4/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 12 đồng, hiện ở mức 24.960 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,53%, xuống mức 98,94.

Kinh tế - 06:24 29/04/2025

Vàng lập đỉnh: Thị trường nói gì?

Trong suốt quý đầu tiên của năm 2025, thị trường vàng Việt Nam chứng kiến một cơn “địa chấn” hiếm gặp khi giá vàng miếng SJC không ngừng leo thang và chính thức vượt mốc 120 triệu đồng mỗi lượng – một mức giá chưa từng có tiền lệ.

Kinh tế - 06:00 26/04/2025

Toyota đầu tư thêm 88 triệu USD vào Mỹ

Theo ban lãnh đạo hãng ô tô Toyota, khoản đầu tư mới lên tới 12,5 tỷ Yên (tương đương khoảng 88 triệu USD) sẽ được sử dụng để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm cho một nhà máy của doanh nghiệp này tại Tiểu bang Tây Virginia – miền Nam nước Mỹ.

Kinh tế - 16:46 25/04/2025

May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG) chia cổ tức tiền mặt 150%

CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG – UPCoM) cho biết, ngày 9/5 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông chi cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2024 phần còn lại.

Kinh tế - 14:39 23/04/2025

Tỷ giá USD hôm nay 22/4: Đồng USD giảm thấp nhất trong 3 năm

Tỷ giá USD hôm nay 22/4/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,06%, xuống mức 98,32.

Kinh tế - 06:28 22/04/2025