Thủ đoạn phạm tội mới, trộn thuốc giả với thuốc thật
Nhóm đối tượng vi phạm về thuốc giả vừa qua sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Sau khi sản xuất, dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là "hàng xách tay". Để tạo niềm tin, ban đầu chúng trà trộn thuốc thật vào thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng...
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên kiểm tra mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,
thiết bị y tế trên địa bàn
Đây là thông tin Báo Điện tử Chính phủ được ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ khi trao đổi về nhiều vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân bị Bộ Công an triệt phá.
Liên quan đến các sự việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả. Công điện yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, trong đó có sữa giả.
Tháng 8/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tạm giữ hơn 80 đơn vị sản phẩm thực phẩm
chức năng nhập lậu, có trị giá hơn 30 triệu đồng
Tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm
Ông Linh cho biết, ngay khi có chỉ đạo từ người đứng đầu Chính phủ, Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Cục QL&PTTTTN) đã tham mưu Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Công điện 2755/CĐ-BCT ngày 18/4/2025 về việc tăng cường công tác, kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Cục QL&PTTTTN cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo ngày 22/4/2025 gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố để xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh, kho tàng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thuốc, thực phẩm chế biến, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn mình quản lý, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng, về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường quản lý giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tại địa phương xử lý cá nhân, tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng, lĩnh vực trên.
Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc UBND các tỉnh về công tác phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật khác.
Riêng đối với mặt hàng sữa, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt: 2.202 triệu đồng; số lượng hàng hóa vi phạm: 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
Đối với mặt hàng thuốc, lực lượng đã kiểm tra, xử lý 985 vụ vi phạm đối với mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng; xử phạt vi phạm hành chính gần 32 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm trên 881 triệu đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 15 tỷ đồng.
Tháng 12/2023, Cục QLTT TP. Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Chương Mỹ bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội)
Thủ đoạn phạm tội mới
Chia sẻ về những thủ đoạn các đối tượng thực hiện để kinh doanh sữa giả, thuốc giả trong một thời gian dài, Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết: "Thủ đoạn của các đối tượng trong những vụ việc vừa qua là doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật để che đậy các vi phạm của sản phẩm. Đây đều là những sản phẩm chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm. Trong khi về mặt nguyên tắc thì các sản phẩm, hàng hóa chưa có phản ánh/dấu hiệu vi phạm để các lực lượng chức năng có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm".
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu cho thấy, các đối tượng vi phạm đã gian lận trong tên gọi của sản phẩm là "Sữa", "thuốc" nhưng thực chất tên gọi theo công bố và ghi nhãn sản phẩm là "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe", "Thực phẩm bổ sung", "Sản phẩm dinh dưỡng công thức", "Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt" ...
"Nhóm đối tượng vi phạm về thuốc giả vừa qua sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Chúng không làm giả các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường mà tự đặt ra tên thuốc và tên công ty, trong đó phần lớn có trụ sở 'ảo' ở nước ngoài như Malaysia, Singapore… Sau khi sản xuất, dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là 'hàng xách tay'. Để tạo niềm tin, ban đầu chúng trà trộn thuốc thật vào thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Các đối tượng thuê kho làm nơi sản xuất tại các khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt, sâu trong hẻm. Sau đó, chúng thuê công nhân sản xuất là người nhà hoặc người quen, chủ yếu từ các địa phương khác. Trong quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng, không tiếp xúc với người dân xung quanh để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng", ông Trần Hữu Linh thông tin.
Tháng 11/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Yên phát hiện lượng lớn bột tăng lực, thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo
Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chức năng
Về giải pháp, Cục trưởng Cục QL&PTTTTN đề nghị các Bộ, ngành đang có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm cũng như đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp cung cấp, chia sẻ hoặc thông báo thường xuyên thông tin về các doanh nghiệp đã thực hiện công bố các sản phẩm.
Tăng cường rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý Nhà nước và kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chế biến nói chung, thuốc, dược phẩm, sữa nói riêng; Hoàn thiện các Quy chế phối hợp đã ký trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng tổ chức thực hiện hiệu quả.
Đặc biệt, Cục QL&PTTTTN đề nghị các lực lượng chuyên ngành và địa phương cần thiết phải xây dựng ngay cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm nói riêng.
Các cơ quan chức năng song song với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp.
Nghi ngờ hàng giả, cần báo ngay cơ quan chức năng
Bên cạnh vai trò của cơ quan chức năng, ông Trần Hữu Linh cũng đề nghị người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức trong việc mua bán, tiêu dùng hàng hóa theo đúng các quy định của pháp luật, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Khi mua hàng, người tiêu dùng nên lựa chọn những địa chỉ, nhãn hàng uy tín được nhiều người tiêu dùng tin dùng, bình chọn, nhất là khi mua hàng online; không mua những sản phẩm, hàng hóa có màu sắc, hình dáng, màu sắc, mùi vị, giá rẻ bất thường; sản phẩm, hàng hóa có phải nhãn mác sắc nét, rõ ràng với đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ; thực hiện kiểm tra nhanh sản phẩm thông qua hotline của nhà sản xuất trên vỏ hộp hàng hóa, thông tin trên website của doanh nghiệp, số điện thoại đường dây nóng, tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang công khai của cơ quan thuế, quản lý thị trường hay Cục sở hữu trí tuệ. Người tiêu dùng cũng cần chủ động áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
"Khi mua bán hàng hóa, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng người tiêu dùng cần chủ động thông tin, tố giác các hành vi có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý", Cục trưởng Cục QL&PTTTTN đề nghị.
Theo Chinhphu.vn
- Cùng chuyên mục
TPHCM: Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
Các đơn vị, sở, ngành trên địa bàn TPHCM tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chống hàng giả - 11:19 27/06/2025
Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống hàng giả
Sáng 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Chống hàng giả - 11:02 27/06/2025
Đồn Biên phòng Bắc Sơn: Lá chắn thép nơi tuyến đầu chống buôn lậu và tội phạm
Trong cuộc chiến cam go bảo vệ biên giới, Đồn BP Bắc Sơn, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nổi lên như một điểm sáng, một “lá chắn thép” kiên cường nơi tuyến đầu. Hằng ngày, những người lính BP nơi đây không chỉ đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, mà còn đối mặt với sự manh động, liều lĩnh của các loại tội phạm buôn lậu, ma túy. Họ đã và đang viết nên những chiến công thầm lặng, góp phần giữ vững bình yên cho mỗi tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Chống hàng giả - 06:14 27/06/2025
Hàng giả chủ yếu là nhóm thực phẩm chức năng, thuốc đông y và mỹ phẩ
Sau một tháng triển khai Công điện 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn hàng giả, Bộ Y tế cho biết, hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trong lĩnh vực y tế tập trung ở nhóm hàng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc đông y và mỹ phẩm.
Chống hàng giả - 10:43 26/06/2025
Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Chống hàng giả - 05:35 26/06/2025
Tự nguyện thu hồi hàng loạt phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Chiều 24/6, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ban hành liên tiếp các quyết định thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố các sản phẩm mỹ phẩm của 3 doanh nghiệp.
Chống hàng giả - 10:15 25/06/2025
Đà Nẵng xử lý gần 100 vụ vi phạm trong đợt cao điểm chống hàng giả
Trong tháng cao điểm chống hàng giả, lực lượng quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra 147 vụ, xử lý 98 vụ vi phạm. Nhiều cơ sở kinh doanh đã nâng cao ý thức, chủ động tuân thủ pháp luật, loại bỏ hàng hóa không an toàn.
Chống hàng giả - 14:42 24/06/2025
Không được phép giả dối với sự sống con người!
"Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!" – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 16/6/2025 không chỉ là sự nhấn mạnh về quản lý thị trường, mà còn là tuyên ngôn về giới hạn đạo đức của một quốc gia: Không được để xảy ra gian dối với sự sống và sức khỏe của con người.
Chống hàng giả - 16:33 23/06/2025
Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật
Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chống hàng giả - 09:49 23/06/2025
Hàng giả: Cách phân biệt và hình thức xử phạt
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn biến ngày càng phức tạp, ngoài việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, nó còn đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp... Vậy, pháp luật quy định thế nào là hàng giả và trách nhiệm hình sự của cá nhân, pháp nhân?
Chống hàng giả - 08:36 23/06/2025
- Tin mới
-
Việt Nam là đối tác thương mại tin cậy của thế giới
-
Giá xăng dầu hôm nay 29/6: Tăng nhẹ nhưng hướng tới tuần giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2023
-
Tỷ giá USD hôm nay 29/6: Ngân hàng hạ giá bán, USD chợ đen giảm nhẹ
-
Giá sầu riêng hôm nay 29/6: Ri6 tăng nhẹ
-
Giá vàng hôm nay 29/6: Giảm mạnh 500.000 đồng/lượng, nhà đầu tư chốt lời hàng loạt
-
Giá heo hơi hôm nay 29/6: Miền Trung – Tây Nguyên giảm sâu, mất mốc 67.000 đồng/kg
- Đọc nhiều
-
1
Việt Nam là đối tác thương mại tin cậy của thế giới
-
2
Giá xăng dầu hôm nay 29/6: Tăng nhẹ nhưng hướng tới tuần giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2023
-
3
Tỷ giá USD hôm nay 29/6: Ngân hàng hạ giá bán, USD chợ đen giảm nhẹ
-
4
Giá sầu riêng hôm nay 29/6: Ri6 tăng nhẹ
-
5
Giá vàng hôm nay 29/6: Giảm mạnh 500.000 đồng/lượng, nhà đầu tư chốt lời hàng loạt
-
6
Giá heo hơi hôm nay 29/6: Miền Trung – Tây Nguyên giảm sâu, mất mốc 67.000 đồng/kg