Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 8 yêu cầu với công tác xây dựng pháp luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 8 yêu cầu với công tác quan trọng này, như phải thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án, đề nghị xây dựng luật.
Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 - phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 6 trong năm 2024.
Thủ tướng tiếp tục yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo, đầu tư thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật một cách kịp thời, hiệu quả, chất lượng với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thành kính dành phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng nêu rõ 8 yêu cầu với công tác quan trọng này, như phải thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án, đề nghị xây dựng luật. Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát, xây dựng, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn, những vấn đề mới, vấn đề phát sinh mà chưa dự báo được từ trước… để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thủ tướng đặc biệt lưu ý yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, rõ ràng, khách quan, tránh chồng chéo, tránh hiểu thế nào cũng được để cán bộ yên tâm làm việc, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, huy động được nguồn lực phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục rà soát, phân cấp, phân quyền tối đa gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật, khen thưởng kịp thời; tiếp tục rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; có cơ chế thông thoáng để huy động nguồn lực trong và ngoài nước thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, không để tham nhũng chính sách; sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư.
Các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất về chủ trương để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ, phù hợp xu thế phát triển của thế giới. Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Với các nội dung cụ thể trong các dự án luật, đề nghị xây dựng luật được thảo luận tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu đề xuất các quy định phải theo hướng "rõ nội dung, rõ chủ thể, rõ thời gian, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm", có cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi với các lĩnh vực ưu tiên trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, đánh giá tác động đa chiều, bảo đảm tính khả thi cao và linh hoạt khi cần điều chỉnh.
Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến nhân dân, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn trên tinh thần cởi mở, cầu thị; coi trọng công tác tuyên truyền, bảo đảm công khai, minh bạch để người dân cùng hiểu, cùng làm, cùng tham gia, cùng góp ý và thụ hưởng thành quả.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần trong xây dựng các dự án luật, đề nghị xây dựng luật là chủ động, tích cực, thiết thực, hiệu quả, không hình thức, không màu mè, khi đi vào cuộc sống phải tháo gỡ được khó khăn, vượt qua được thách thức, huy động được nguồn lực, tạo sự phấn khởi trong nhân dân, doanh nghiệp, phát huy khí thế, giữ đà phát triển cho đất nước.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, dự án luật, đề án, chuẩn bị hồ sơ chặt chẽ, kỹ lưỡng, phối hợp ngay từ đầu với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, thẩm tra, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Quốc hội, địa biểu Quốc hội. Đồng thời, tích cực chuẩn bị sớm các nội dung phục vụ kỳ họp thứ 8 của Quốc hội và xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nhất là các luật có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Tại phiên họp, thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Kết luận 49 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 103 của Quốc hội, Chính phủ đã thảo luận Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất về chủ trương để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ, phù hợp xu thế phát triển của thế giới, dài 1.541 km, kế hoạch hoàn thành vào năm 2035, kết hợp kinh tế với an ninh-quốc phòng, kết hợp giữa vận tải hành khách là chủ yếu và vận tải hàng hóa nhẹ khi cần thiết.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu các cơ chế để chuyển giao công nghệ, xây dựng ngành công nghiệp đường sắt theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị; xây dựng cơ chế, chính sách huy động, đa dạng hóa nguồn lực gồm của Nhà nước (Trung ương, địa phương), vốn vay, vốn phát hành trái phiếu, vốn của doanh nghiệp, vốn từ khai thác hiệu quả tuyến đường sắt…; tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự lực, tự cường, nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp để triển khai các dự án hạ tầng lớn khác.
Thủ tướng cũng yêu cầu đánh giá kỹ tác động, nhất là liên quan tới nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, làm tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao; đồng thời, cần nâng cấp các tuyến đường sắt hiện hữu để tập trung cho vận tải hàng hóa, phát triển du lịch và nghiên cứu, sớm triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, tuyến đường sắt Vientiane (Lào)-Vũng Áng (Hà Tĩnh).
PV/chinhphu.vn
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn Samsung xuất khẩu điện thoại đến 128 quốc gia, vùng lãnh thổ
Tập đoàn Samsung hiện có 6 nhà máy, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển và 1 pháp nhân bán hàng tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam chiếm 50% tổng sản lượng toàn cầu (bao gồm sản phẩm nguyên chiếc và linh kiện), xuất khẩu đến 128 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Kinh tế - 06:12 24/07/2025
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 470,65 tỷ USD
Số liệu thống kê vừa được Cục Hải quan công bố, từ đầu năm đến ngày 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 470,65 tỷ USD, dự kiến sẽ vượt 500 tỷ USD vào cuối tháng này.
Kinh tế - 11:33 20/07/2025
Chuyên gia trao đổi các giải pháp chiến lược giúp Việt Nam đạt tăng trưởng 2 con số
Với góc nhìn thực tiễn, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đề xuất, kiến nghị giải pháp mang tầm chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm nay và vượt mốc hai con số từ 10% trở lên trong giai đoạn 2026 – 2030.
Kinh tế - 06:18 15/07/2025
Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.
Kinh tế - 07:43 08/07/2025
Xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm đạt hơn 372 triệu USD
Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 947.654 tấn, trị giá 372,02 triệu USD, tăng 31,3% về lượng, tăng 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế - 20:44 15/06/2025
Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy giảm mạnh nhất kể từ những năm 1960
Đó là nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB). Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu mà cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump là một yếu tố chính gây áp lực lên các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Kinh tế - 07:55 13/06/2025
Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) tháng năm ước đạt hơn 78 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng, tăng 27,06% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, hơn 300 nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - 06:25 08/06/2025
Xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa
Sau những tháng tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại trong tháng 5/2025, với mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu cả 5 tháng vẫn đạt hơn 4 tỷ USD, phản ánh những nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong bối cảnh thị trường nhiều “sóng gió”.
Kinh tế - 06:12 04/06/2025
Tăng cường hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Đức
Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp cùng các đơn vị của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (German Agriculture Alliance - GAA) tổ chức Tọa đàm kết nối thương mại nông sản Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức.
Kinh tế - 14:04 21/05/2025
Xuất khẩu nông sản Thái Lan sớm bị Việt Nam vượt qua
Các doanh nhân Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc nước này dần đánh mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, khi mà Việt Nam – nhờ chính sách nhất quán từ chính phủ và sự đầu tư chiến lược đang vươn lên mạnh mẽ và có thể sớm vượt mặt Thái Lan trong lĩnh vực này.
Kinh tế - 07:29 12/05/2025
- Tin mới