Thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn chợ tự phát

06:37 06/04/2022

Cơ quan chức năng của TPHCM đang gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý những điểm buôn bán thực phẩm tự phát với hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Tại các tuyến đường số 3, 4, 10, 12 xung quanh chợ đầu mối Hóc Môn, có hơn chục sạp hàng bày đủ các loại thịt heo như sườn, giò, cốt-lếch, ba rọi… chào mời khách mua. Qua khảo sát, giá thịt heo ở đây đều rẻ hơn trong chợ từ 5.000-20.000 đồng/kg.

Tại một điểm bán thịt heo vỉa hè thuộc phường Trung Mỹ Tây (quận 12), thịt được bỏ trong các giỏ nhựa để ngay trên mặt đất, một số giò heo còn mang vòng truy xuất. Dọc theo quốc lộ 22 từ đường Nguyễn Ảnh Thủ (ngã tư An Sương đến ngã tư Trung Chánh, quận 12), có 8 điểm bán thịt heo tự phát; từ ngã 4 Trung Chánh đến ngã ba Củ Cải (huyện Hóc Môn) có 9 điểm bán thịt heo. Đường Nguyễn Thị Sóc nằm trên quốc lộ này cũng có 6 điểm kinh doanh thịt heo… Các điểm kinh doanh thịt heo tự phát nói trên nhộn nhịp nhất là thời điểm từ 6 giờ đến 10 giờ và 15 giờ đến 19 giờ hằng ngày. Khách mua đa phần là những người kinh doanh ăn uống bình dân, công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Góc đường Nguyễn Văn Linh (thuộc huyện Bình Chánh) ngay ở cổng chợ đầu mối Bình Điền cũng trở thành nơi tập kết của các tiểu thương mua bán, kinh doanh trái phép. Tại đây, đủ các loại thịt heo, gà, thủy hải sản, rau củ… được bày bán tấp nập.

Đại diện chợ đầu mối Hóc Môn thông tin, hiện tại có tổng cộng 38 điểm bán thịt heo tự phát ở các khu vực lân cận vào chợ, sản lượng khoảng 320 con/ngày, tương đương 40 tấn (thịt và lòng heo) chiếm hơn 15% sản lượng bình quân thịt heo về chợ mỗi ngày. “Tình trạng này diễn ra từ ngày 1/10/2021, thời điểm đó chợ hoạt động chưa đồng bộ vì còn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một số tiểu thương ra quốc lộ 22 mở các điểm buôn bán thịt heo. Do kinh doanh có hiệu quả nên các điểm này tồn tại tới nay” - ông Lê Văn Tiển, Phó giám đốc Cty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho hay.

Một điểm chợ tự phát trên đường Tạ Quang Bửu, quận 8 Ảnh: Vân SơnMột điểm chợ tự phát trên đường Tạ Quang Bửu, quận 8 Ảnh: Vân Sơn

Theo đại diện Cty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền, hàng hóa kinh doanh ở khu tự phát không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo ATTP, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng việc lưu thông hàng hóa, mất an ninh trật tự, an toàn giao thông trước cổng chợ. Đại diện Cty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên chưa được giải quyết triệt để.

Xử lý khó khăn

Hiện nay, đơn vị có trách nhiệm lớn nhất trong quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn TPHCM là Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, bên cạnh đó là trách nhiệm phối hợp của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một phần của Sở Y tế. Tuy nhiên, việc xử lý đối với các điểm kinh doanh buôn bán thực phẩm tự phát lại là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương cho biết, sở đã gửi văn bản đề nghị các địa phương cần có giải pháp kiên quyết hơn để giải quyết dứt điểm hoạt động vận chuyển, kinh doanh trái phép nông sản, thực phẩm. Thực tế tình trạng buôn bán tự phát đang tạo sự cạnh tranh không lành mạnh với chợ đầu mối và các chợ truyền thống, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh hợp pháp của các tiểu thương.

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM cho biết: “Tôi không vơ đũa cả nắm, quy chụp tất cả thực phẩm buôn bán bất hợp pháp ở vỉa hè, lòng lề đường là không an toàn vì không có số liệu và các phân tích, kiểm nghiệm để chứng minh. Tuy nhiên, những mặt hàng thực phẩm buôn bán không được quản lý, kiểm soát về chất lượng và nguồn gốc luôn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về hàng hóa chứa chất cấm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng” - bà Phong Lan nói.

Vân Sơn - Uyên Phương (Tiền Phong)

  • Cùng chuyên mục

Những lưu ý người dân cần biết để tránh mua thuốc giả

Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.

Bảo vệ người tiêu dùng - 09:30 22/04/2025

Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá tại các chợ dân sinh, các cửa hàng, siêu thị… trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:47 13/09/2024

Đề xuất ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Bảo vệ người tiêu dùng - 10:14 12/09/2024

Thu hồi thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg) do vi phạm mức độ 2

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), Số GĐKLH: VN-15819-12, Số lô: 0017, NSX: 03/05/23, HD: 02/05/26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:49 09/09/2024

Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo an toàn thực phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thựuc phẩm.

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:18 07/09/2024

Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024

Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản số 2257/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:55 19/08/2024

Nghi vấn sản phẩm Thuốc nam gia truyền độc quyền của Công ty Nam Dược LTD lưu hành khi chưa được cấp phép?

Mặc dù chưa được cấp phép lưu hành, thế nhưng, sản phẩm thuốc nam gia truyền đặc trị bệnh dạ dày đại tràng L.T.D vẫn được tung ra thị trường rao bán một cách rầm rộ, quảng cáo công dụng như thuốc chữa bệnh.

Bảo vệ người tiêu dùng - 16:51 08/08/2024

Long An: Tạm giữ gần 250 vỏ chai LPG nghi chiếm dụng trái phép

Mới đây, trên địa bàn phường 5, thành phố Tân An, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Long An kiểm tra, phát hiện tạm giữ 249 vỏ chai LPG gồm nhiều nhãn hiệu nghi bị chiếm dụng trái phép.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:18 29/07/2024

Cục An toàn thực phẩm đề nghị dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1772/ATTP-NĐTT ngày 24/7/2024 gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc.

Bảo vệ người tiêu dùng - 15:41 25/07/2024

Gia Lai: Xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai vừa xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh do vi phạm các quy định của pháp luật.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:27 24/07/2024