Virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến có nguy hiểm?

08:43 21/10/2021

Các hãng dược phẩm đang nghiên cứu điều chỉnh vắc xin Covid-19 để đối phó với những biến thể mới của SARS-CoV-2 hiệu quả hơn.

Đại dịch Covid-19 có xu hướng giảm trên toàn thế giới với số ca nhiễm mỗi ngày từ hơn 600.000 ca (giữa tháng 8) xuống còn hơn 400.000 ca hiện nay. Thêm vào đó, số người được tiêm chủng ngày càng tăng cao. Hiện có 36,6% dân số toàn cầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Các nước đều kỳ vọng đại dịch sẽ nhanh chóng suy giảm.

Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính virus SARS-CoV-2. Virus không tĩnh. Virus đột biến. Delta, biến thể của SARS-CoV-2, đang lan tràn ở khắp các quốc gia, có thể lây truyền gấp hơn 2 lần so với chủng xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. 

Trong những tuần gần đây, các nhà khoa học cho biết dường như virus SARS-CoV-2 vẫn còn cơ hội để tiến hóa.

Họ đang theo dõi hàng chục nhánh trong dòng virus Delta, mỗi nhánh có một loạt đột biến hơi khác nhau. Một trong những nhánh đó đã lan truyền với tốc độ bất thường ở Vương quốc Anh gần đây.

Cho đến nay, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy bất kỳ nhánh phụ nào của Delta đã tiến hóa thành các biến thể mới, nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, nhà dịch tễ William Hanage khẳng định: “Sẽ thật ngốc nghếch nếu nghĩ virus đã hết nguy hiểm bởi nó sẽ tiếp tục tiến hóa”.

Joel O. Wertheim, nhà sinh vật học tại Đại học California (Mỹ), người nghiên cứu cách thức tiến hóa của virus, cho biết: “Bạn không thể đoán trước được tương lai - sinh học quá phức tạp”.

Vào giai đoạn đầu của đại dịch, giới chuyên môn cho rằng virus SARS-CoV-2 không đột biến nhiều, chắc chắn không lan truyền như bệnh cúm.

Nhưng virus đã khiến các chuyên gia ngạc nhiên. Bette Korber, nhà sinh học lý thuyết tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, đã xác định được sự thay đổi đáng kể đầu tiên của virus. Bà đã xem xét kỹ lưỡng bộ gene của các mẫu virus từ khắp các nước và nhận thấy một đột biến, được gọi là D614G, đã trở nên phổ biến ở hàng chục nơi.

Hiện nay, không ai nghi ngờ rằng virus SARS-CoV-2 có khả năng phát triển nhanh chóng và nguy hiểm khi lây lan trong cộng đồng. “Virus này còn một không gian rất rộng lớn để tiến hóa”, bà Korber nói.

Virus SARS-CoV-2 có thể thay đổi theo hai cách cơ bản. Đầu tiên, virus trở nên dễ lây lan bằng cách liên kết tốt hơn với các thụ thể trong mũi, tái tạo nhanh hơn khi xâm nhập vào cơ thể hoặc trở nên hiệu quả trong việc truyền qua khí dung.

Vắc xin đang là phương pháp hiệu quả phòng Covid-19. Ảnh: EuronewsVắc xin đang là phương pháp hiệu quả phòng Covid-19. Ảnh: Euronews

Thứ hai, virus có thể làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều đột biến làm thay đổi protein gai trên bề mặt của virus khiến kháng thể khó nhận biết. 

Hầu hết các đột biến đều có hại cho virus hoặc không có tác dụng. Nhưng một phần rất nhỏ giúp xuất hiện một biến thể mới.

Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu của họ củng cố nhu cầu tiêm chủng rộng rãi và nhanh chóng. Có quá nhiều virus đang lưu hành. Đột biến là một trò chơi số. Virus càng có nhiều cơ hội đột biến, càng có nhiều khả năng tạo ra một biến thể thích nghi tốt hơn.

Alpha có khả năng lây truyền cao hơn 1,5 lần so với các dạng virus trước đó. Sau đó đến Delta. Lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, ban đầu biến thể này ít có tác động ở Mỹ với 1% các ca nhiễm mới vào đầu tháng 5. Nhưng đến tháng 7, Delta chiếm ưu thế và đến tháng 8, gần như xóa sổ tất cả các đối thủ cạnh tranh.

Virus có nguy cơ gây chết người nhiều hơn khi tiến hóa, có một số bằng chứng cho thấy Delta có nhiều khả năng gây bệnh nặng. Nhưng điều ngược lại cũng đúng: Virus có thể suy yếu dần theo thời gian.

Mối nguy lớn nhất của các biến thể mới là ảnh hưởng như thế nào đến vắc xin Covid-19. Các nhà khoa học đánh giá, đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy biến thể Delta đang phát triển thành một dạng né tránh vắc xin.

Bởi vậy, để giảm lo ngại về sự tiến hóa của virus, các nước nên đẩy nhanh việc tiêm chủng.

Một số nhà sản xuất vắc xin đang chuẩn bị các công thức tùy chỉnh, dành riêng cho từng biến thể. Pfizer-BioNTech điều chỉnh một dạng vắc xin của mình để nhắm mục tiêu vào protein gai của biến thể Delta nhưng chưa thử nghiệm trên người.

 An Yên

  • Cùng chuyên mục

Không ngờ món ăn dân dã này lại giúp bảo vệ tim mạch hiệu quả

Với hàm lượng cao vitamin A, C, chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa, khoai lang đã được chứng minh có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ phòng chống ung thư hiệu quả.

Sức khỏe - 13:06 09/04/2025

Hệ thống tiêm chủng VNVC trao tặng nửa triệu liều vaccine sởi giúp Bộ Y tế chống dịch

Ngay sau công điện khẩn của Thủ tướng về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh sởi, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã trao tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine MVVAC (Việt Nam) phân bổ đến các địa phương có nguy cơ bùng dịch, tăng độ bao phủ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sức khỏe - 08:07 18/03/2025

Công điện yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi

Dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi; kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31/3/2025.

Sức khỏe - 05:47 16/03/2025

Giá sầu riêng hôm nay 17/2: Sầu riêng Musang King loại A có giá 130.000 đồng/kg

Giá sầu riêng hôm nay 17/2, thị trường tăng đối với một số loại như: Ri6, Thái đống, trong đó Musang King loại A lên mức 130.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với hôm qua.

Sức khỏe - 05:47 17/02/2025

Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Thủ tướng nêu rõ: Công tác ngoại giao phải bám sát đường lối, song phải rất linh hoạt; phải luôn luôn thể hiện được văn hoá Việt Nam, văn hiến, văn minh Việt Nam, thực sự chân thành, tin cậy, cầu thị, tôn trọng lẫn nhau, vừa phục vụ quốc gia, dân tộc, vừa hài hoà lợi ích hai bên.

Sức khỏe - 06:22 08/12/2024

Tôn vinh “9 công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024

UBND tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lễ tôn vinh “9 công dân Bắc Giang ưu tú” năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh.

Sức khỏe - 06:31 26/10/2024

Giá xăng dầu hôm nay 9/10: Quay đầu tăng nhẹ sau cú giảm sốc

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 9/10 quay đầu tăng nhẹ đầu phiên giao dịch sau cú trượt dốc bất ngờ. Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng.

Sức khỏe - 06:11 09/10/2024

Tín hiệu khởi sắc từ nghiên cứu nỗ lực chống ung thư ở Singapore

Nhóm các nhà nghiên cứu do PGS Alfredo Franco-Obregón từ Viện Công nghệ & Đổi mới Y tế Đại học Quốc gia Singapore NUS (iHealthtech) dẫn đầu đã tiết lộ một phương pháp mới là sử dụng xung điện từ ngắn và nhẹ để kích thích tế bào cơ sản xuất và giải phóng protein, sở hữu đặc tính chống ung thư .

Sức khỏe - 11:37 30/05/2024

Bộ Y tế đề xuất quy định xử lý thuốc có nghi ngờ chất lượng, có dấu hiệu không đảm bảo an toàn

Bộ Y tế đề xuất quy định xử lý trong trường hợp thuốc có nghi ngờ chất lượng, có dấu hiệu không đảm bảo an toàn cho người sử dụng; trách nhiệm của cơ quan Y tế trong việc công bố thông tin, xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi thuốc không đảm bảo chất lượng.

Sức khỏe - 16:28 19/01/2024

Xử phạt Nha khoa Quốc tế Phú Hòa vì quảng cáo dịch vụ đặc biệt khi chưa được xác nhận nội dung

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 19 quyết định xử phạt vi phạm hành chính 19 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân với số tiền 339 triệu đồng. Trong đó nhiều cơ sở bị xử phạt vì quảng cáo dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Sức khỏe - 14:46 08/12/2023