Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xanh – phát thải thấp
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, sáng 9/4, tại Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy: Các DN Việt Nam cần chủ động từ sớm tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp để bảo đảm nguồn gốc cho các nước nhập khẩu gạo sau này - Ảnh: VGP/LS
Khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của Đề án
Tham gia thảo luận tại hội nghị, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ cho biết, vụ Đông Xuân 2024-2025, Cần Thơ đã triển khai 6 mô hình nhân rộng tại 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai với tổng diện tích 170 ha. Tất cả các mô hình đều áp dụng giải pháp gieo sạ bằng cơ giới. Lượng giống gieo sạ: 60 kg/ha, giảm 40-50% lượng giống, phân bón giảm trên 30%, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả các mô hình đều áp dụng tốt giải pháp tưới ngập-khô xen kẽ.
Thực tế kết quả các mô hình cho thấy, năng suất lúa tại mô hình của Đề án cao hơn 0,3-0,7 tấn/ha so với nông dân canh tác theo phương thức truyền thống (vụ Hè Thu đạt 6,4 tấn/ha so với 5,7 tấn/ha ngoài mô hình; Thu Đông đạt 6,45 tấn/ha so với 5,8 tấn ngoài mô hình; Đông Xuân đạt trên 8 tấn/ha so với ngoài mô hình 7,5 tấn/ha. Riêng mô hình tại HTX Tiến Dũng trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, vụ Đông Xuân 2024-2025 năng suất lúa tươi đạt 9,5 tấn/ha).
Tổng chi phí sản xuất ở mô hình giảm trung bình hơn 1 triệu đồng/ha; giá thành sản xuất ở mô hình giảm 252 đồng/kg; lợi nhuận mô hình điểm cao hơn đối chứng từ 1,3-6,5 triệu đồng/ha, tương đương 6,6-36,7%. Bên cạnh đó, mô hình tận dụng phụ phẩm rơm rạ, nông dân trồng nấm, làm phân hữu cơ thu nhập tăng thêm 33 triệu/ha/3 vụ; kết quả đo đạc phát thải khí nhà kính cho thấy mô hình giảm khí phát thải.
Đại diện tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh đang nỗ lực để thực hiện cho được diện tích đăng ký là 160.000 ha lúa chất lượng cao. Tỉnh cũng gặp khó khăn về hạ tầng khi thực hiện quy trình canh tác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ quá trình liên kết để tăng sự tương tác giữa ngân hàng, doanh nghiệp và nông dân; đã xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình theo diện tích đăng kí, đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa đủ mạnh để bảo đảm triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
TS. Robert Caudwell, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tại Việt Nam cam kết, IRRI hỗ trợ Việt Nam thực hiện 5 mục tiêu lớn của Đề án này là: Đánh giá toàn diện các giải pháp tối ưu và hỗ trợ nhằm mở rộng quy mô phù hợp với bối cảnh từng vùng và tiểu vùng trong Đề án; xây dựng bộ chỉ số hiệu quả và đánh giá tuân thủ để phục vụ cho việc chứng nhận "Gạo Việt Nam xanh - phát thải thấp"; tiếp tục nghiên cứu và phát triển các đổi mới về công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, nâng suất lúa và thu nhập của hộ nông dân; hỗ trợ xây dựng và áp dụng thí điểm hệ thống theo dõi báo cáo và thẩm định dành riêng cho Đề án; tiếp tục tăng cường năng lực cho các bên tham gia khuôn khổ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Ngân hàng sẵn sàng nguồn vốn
Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang chia sẻ, địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, với diện tích và sản lượng chiếm 20% vùng ĐBSCL (diện tích 725.000 ha, sản lượng 4,7 triệu tấn lúa năm, lúa chất lượng cao đạt 95%).
Ngay sau khi có Đề án, Kiên Giang đã chủ động, khẩn trương chỉ đạo triển khai mô hình thí điểm từ đầu năm 2024. Từ 2 mô hình thí điểm ban đầu, qua 1 năm triển khai đến nay tỉnh đã phát triển thành 10 mô hình, với tổng diện tích 511 ha, cho năng suất trung bình 8,2 tấn/ha, giá bán 6.700 đồng/kg (riêng lúa ĐS1 giá bán 8.000 đồng/kg), tổng thu trung bình 59,69 triệu đồng/ha, Lợi nhuận trung bình đạt 38 triệu đồng/ha. Riêng cánh đồng lúa ĐS1 đạt lợi nhuận 55,5 triệu đồng/ha, tăng 10 triệu đồng/ha so với đối chứng và lượng phát thải khí nhà kính giảm từ 7,56 tấn CO2qđ/ha đến 15,84 CO2qđ/ha so với phát thải cơ sở.
Đây là tín hiệu rất khả quan tạo đà cho ngành lúa gạo tỉnh Kiên Giang chuyển đổi theo hướng chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.
Quá trình tổ chức thực hiện Đề án, ông Lê Hữu Toàn thấy rằng, nhận thức của doanh nghiệp và nông dân còn hạn chế trong việc liên kết sản xuất theo đơn đặt hàng, nhất là sản xuất theo quy trình giảm phát thải và có kiểm soát dư lượng vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ lệ thấp.
Về xử lý rơm rạ sau thu hoạch vẫn còn 40% nông dân chưa xử lý rơm rạ, còn lại 60% xử lý bằng chế phẩm vi sinh, cày vùi và thu gom rơm ra khỏi ruộng. Hạ tầng thủy lợi chưa theo kịp tiến độ triển khai trong khi đây là yếu tố căn bản, then chốt để thực hiện các biện pháp canh tác giảm phát thải như tưới ngập-khô xen kẽ. Nguồn lực của Kiên Giang còn hạn chế để phân bổ vốn thực hiện đề án và chưa có đầy đủ cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ cho đề án 1 triệu ha.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/LS
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho rằng, sau 1 năm thực hiện Đề án, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước, đem lại lợi ích cụ thể cho các bên tham gia.
Đề án sẽ đạt được mục tiêu kỳ vọng nếu giải quyết được khó khăn, tồn tại cần giải quyết đã được chỉ ra như sớm công bố diện tích trong đề án và đối tượng được hưởng các ưu đãi trong chuỗi liên kết... Bên cạnh đó là nguồn lực cho đề án này, như ngân sách Nhà nước cho hạ tầng, thủy lợi, giao thông; vốn của định chế tài chính nước ngoài, vốn của người dân và doanh nghiệp và vốn của ngân hàng.
"Chúng tôi khẳng định, các ngân hàng đã sẵn sàng để cho doanh nghiệp và người dân hấp thụ được nguồn vốn này", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Thực hiện '1 phải, 5 giảm' và '3 giảm, 3 tăng'
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định, Đề án đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả và khả thi.
Một trong những dấu ấn lớn nhất chính là sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy và nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Theo đó, người dân đã từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống, tiếp cận và áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như "1 phải, 5 giảm" (1 phải là phải sử dụng giống xác nhận, 5 giảm là giảm lượng giống, giảm sử dụng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước sử dụng và giảm tổn thất sau thu hoạch); "3 giảm, 3 tăng" (3 giảm là giảm giống, giảm phân, giảm thuốc; 3 tăng là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng); quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời chú trọng hơn đến quản lý nước tưới theo phương pháp ngập-khô xen kẽ, quản lý phân bón hợp lý và quan tâm nhiều hơn đến việc giảm phát thải khí nhà kính. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng, hoàn thiện, chuẩn hóa và nhân rộng quy trình canh tác bền vững ngành sản xuất lúa vùng ĐBSCL.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp triển khai Đề án, điển hình như các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và nhiều địa phương khác đã nhân rộng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, vừa nâng cao thu nhập cho nông dân, vừa góp phần đáng kể trong giảm phát thải khí nhà kính.
Thông qua Đề án, đã hình thành các chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững. Một số doanh nghiệp lớn đã tích cực tham gia chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo chất lượng cao, hỗ trợ nông dân ngay từ khâu giống, vật tư đầu vào, đến bao tiêu sản phẩm đầu ra, bước đầu xây dựng chuỗi liên kết bền vững và minh bạch.
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, những kết quả trên đây đã góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Việt Nam và phù hợp với các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đưa phát thải ròng của Việt Nam về "0" vào năm 2050, tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế theo hướng "xanh - phát thải thấp" và tiến tới áp dụng cho tất cả các ngành hàng nông lâm thủy sản, không chỉ là lúa gạo.
Thẳng thắn chỉ ra những "điểm nghẽn" cần nhận diện để có giải pháp tháo gỡ kịp thời từ đó triển khai Đề án hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu rõ: Một số địa phương còn lúng túng, nhất là trong bối cảnh đang sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp, dẫn đến tâm lý dè dặt trong tổ chức thực hiện, nhất là việc phê duyệt dự án và ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương cho người dân tham gia Đề án.
Việc xây dựng hạ tầng thủy lợi phục vụ yêu cầu tưới tiêu, quản lý đồng ruộng chưa theo kịp tiến độ, trong khi đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến.
Một số nơi còn quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, việc phát triển các chuỗi liên kết bền vững vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là tiêu thụ lúa gạo. Hệ thống thủy lợi, hạ tầng logistics chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện triển khai Đề án trên diện rộng; sử dụng, xử lý phụ phẩm để giảm phát thải (rơm, rạ) vẫn chưa được triển khai hiệu quả, mới chỉ thí điểm một số mô hình, lượng xử lý còn ở mức thấp.
Việc xây dựng tài chính xanh, nguồn vốn ưu đãi dành cho các mô hình giảm phát thải, hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, vẫn còn hạn chế và cần được thúc đẩy mạnh mẽ.
Nhân rộng các mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân theo chuỗi giá trị
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các địa phương khẩn trương phê duyệt Đề án, ban hành chính sách hỗ trợ theo thẩm quyền và điều kiện của mình để triển khai thực hiện Đề án; tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững theo lộ trình, xác định diện tích các vùng canh tác và cả các vùng đệm.
Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể theo từng vùng sinh thái, gắn với điều kiện sản xuất thực tế và tiềm năng thị trường tiêu thụ; ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển các mô hình tưới tiết kiệm nước; đồng thời cải thiện hạ tầng kho chứa, logistics để giảm thất thoát sau thu hoạch. Tập trung hỗ trợ các mô hình giảm phát thải từ ngân sách địa phương. Bổ sung các dự án, nhiệm vụ này vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 của địa phương.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân theo chuỗi giá trị, xác định mô hình liên kết là một trong những điều kiện tiên quyết để các chủ thể tham gia chuỗi liên kết được hưởng hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong quá trình quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
"Làm sao để sau khi kết thúc mô hình Đề án từ Trung ương thì bà con nông dân và các địa phương vẫn thấy được giá trị để vẫn hăng hái, phấn khởi tiếp tục thực hiện Đề án này", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Báo Điện tử Chính phủ
- Cùng chuyên mục
Toyota đầu tư thêm 88 triệu USD vào Mỹ
Theo ban lãnh đạo hãng ô tô Toyota, khoản đầu tư mới lên tới 12,5 tỷ Yên (tương đương khoảng 88 triệu USD) sẽ được sử dụng để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm cho một nhà máy của doanh nghiệp này tại Tiểu bang Tây Virginia – miền Nam nước Mỹ.
Kinh tế - 16:46 25/04/2025
May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG) chia cổ tức tiền mặt 150%
CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG – UPCoM) cho biết, ngày 9/5 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông chi cổ tức bằng tiền mặt đợt 2/2024 phần còn lại.
Kinh tế - 14:39 23/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 22/4: Đồng USD giảm thấp nhất trong 3 năm
Tỷ giá USD hôm nay 22/4/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,06%, xuống mức 98,32.
Kinh tế - 06:28 22/04/2025
Fed và ECB đã có cách tiếp cận khác nhau về chính sách tiền tệ như thế nào?
Theo báo chí Mỹ và Châu Âu, trong năm 2025, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có những cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ hoàn toàn khác nhau, sau chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ ngày 2/4.
Kinh tế - 06:15 21/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 19/4: Tăng giá
Đồng USD tăng giá vào phiên giao dịch vừa qua, ổn định phần lớn trong tuần này và giao dịch trong phạm vi hẹp so với đồng tiền chung châu Âu, sau những đợt giảm mạnh vào tuần trước do lo ngại về tác động kinh tế của thuế quan và các nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Kinh tế - 06:32 19/04/2025
Vì sao, giới đầu tư Phố Wall luôn quan tâm tới chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giới đầu tư Phố Wall luôn quan tâm tới chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ. Cụ thể, trong một động thái được giới đầu tư hoan nghênh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý về khả năng miễn thuế 25% áp dụng đối với hàng nhập khẩu là ô tô và phụ tùng.
Kinh tế - 05:53 17/04/2025
Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ, đồng thời xem xét kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới
CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tại trụ sở công ty ở Đà Nẵng.
Kinh tế - 08:37 16/04/2025
Sau chính sách thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
Theo CNBC News, lãnh đạo Tập đoàn Nvidia cho biết, đang lên kế hoạch sản xuất trị giá tới 500 tỷ USD tại Mỹ thông qua các đối tác sản xuất trong vòng bốn năm tới.
Kinh tế - 06:14 16/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 13/4: Lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015
Đồng USD đã giảm 0,9%, xuống mức 0,81650 so với đồng Franc Thụy Sĩ, kéo dài mức lỗ trong phiên trước đó khi lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015.
Kinh tế - 06:30 13/04/2025
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và truyền thống của Việt Nam ở mặt hàng thủy sản
Trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất và truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ dao động từ 800 triệu USD - 1 tỷ USD, năm 2021 đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Và hiện có khoảng 230 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Kinh tế - 10:27 12/04/2025
- Tin mới
-
Toyota đầu tư thêm 88 triệu USD vào Mỹ
-
Vietjet mở hai đường bay mới tới Nhật Bản
-
Điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em
-
Sở Y tế Hải Phòng phát đi cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
-
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
-
Bắc Giang sẵn sàng cho vụ vải thiều 2025
- Đọc nhiều
-
1
Toyota đầu tư thêm 88 triệu USD vào Mỹ
-
2
Vietjet mở hai đường bay mới tới Nhật Bản
-
3
Điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em
-
4
Sở Y tế Hải Phòng phát đi cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
-
5
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
-
6
Bắc Giang sẵn sàng cho vụ vải thiều 2025