Xử lý hàng giả, hàng nhái: Cần có biện pháp mạnh tay, chế tài xử phạt nặng hơn

09:03 28/09/2021

Hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ luôn là nỗi lo của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Rất nhiều các vụ việc kinh doanh, sản xuất hàng giả, nhái thương hiệu lớn đã được lực lượng công an và QLTT phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để tạo sức răn đe, cần có các biện pháp mạnh tay hơn nữa.

Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành tiến công mạnh mẽ vào các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm kinh doanh hàng giả, hàng nhái nổi cộm, tuy nhiên vẫn chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng này. Những đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái thường sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi, như cất giấu hàng khi có mặt các cơ quan chức năng, bán hàng qua mạng xã hội, lưu trữ hàng hóa cùng với nơi ở tại các khu chung cư cao cấp được kiểm soát chặt chẽ việc ra vào.

Bên cạnh đó, việc các sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng lợi dụng bán hàng giả, hàng nhái. Thực tế đã cho thấy, khi các chợ truyền thống bị lực lượng chức năng “sờ gáy” thì các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái lại tìm cách thay đổi hình thức kinh doanh, đưa hàng lên tiêu thụ tại các sàn TMĐT. Hàng hóa trên các sàn TMĐT hiện đang thiếu sự quản lý, kiểm định chất lượng, người bán thì đăng quảng cáo một đằng, nhưng giao hàng một nẻo. Điều này gây khó khăn cho hoạt động trinh sát, kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm, cũng như khám xét nơi cất giữ tang vật của lực lượng chức năng. Chính vì những kẽ hở này, tạo nên một làn sóng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường và khách hàng luôn là người phải gánh chịu thiệt thòi.

Giữa năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát cho biết, các cơ quan chức năng tại Bình Dương đã kiểm tra và phát hiện gần 6 tấn thép xây dựng nghi vấn giả mạo nhãn hiệu của tập đoàn. Số hàng trên tại kho hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt, địa chỉ số 48, Quốc Lộ 1K, khu phố Đông A, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An (Bình Dương).

Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương, các mặt hàng khi bị phát hiện xử lý, sẽ có 2 cách để xác minh: một là sự xác nhận của đúng chủ thể quyền sở hữu thương hiệu, hoặc cách thứ 2 là đi kiểm nhiệm kiểm định. Sau khi xác minh xong sẽ được áp theo Luật để xử lý. “Như trường hợp trên, đã có chủ thể của Tập đoàn Hòa Phát đến xác nhận là hàng giả rồi” - vị này cho hay.

Qua xác minh của đại diện Công ty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Bình Dương, toàn bộ số hàng hóa nêu trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của Hòa Phát, có giá trị khoảng 150 triệu đồng.

Ngoài ra, tại hiện trường còn có hơn 12 tấn thép xây dựng các loại mang các nhãn hiệu khác. Đại diện Công ty Tương Lai Việt không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Lực lượng chức năng bắt giữ một lượng lớn hàng hóa vi phạmLực lượng chức năng bắt giữ một lượng lớn hàng hóa vi phạm

Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc được quản lý thị trường các địa phương phát hiện và xử lý. Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, người dân mua phải hàng hóa kém chất lượng.

Theo chia sẻ của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), với mặt hàng thép, hàng nhái thương hiệu được đặt sản xuất ở những cơ sở kém chất lượng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng và giá thấp hơn, sau đó được in nhãn mác thương hiệu các đơn vị lớn như Hòa Phát, Thép miền Nam, tôn Hoa Sen… bán trà trộn ra thị trường với giá thấp hơn.

Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, giảm sản lượng tiêu thụ, giảm thị phần, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, gây nghi ngờ cho người tiêu dùng, thiệt hại về kinh tế, thương hiệu.

Do vậy, để ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt nạn hàng giả, VSA cho rằng, cơ quan quản lý cần có các cơ chế xử phạt đủ mạnh để có tính răn đe, ngăn chặn các hành vi là hàng giả, hàng nhái.  

Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp mạnh, nhưng các vụ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra khá phổ biến và ngày càng có xu hướng phức tạp, tinh vi hơn. Đặc biệt lợi dụng tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng xấu đã “thừa nước đục thả câu”, sản xuất, buôn bán khẩu trang, đồ bảo hộ, trang thiết bị y tế, thậm chí làm giả thuốc điều trị Covid-19… gây bức xúc trong dư luận.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, những vụ buôn bán hàng giả có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị truy tố, còn dưới mức này, xử lý hành chính. Đây có thể xem là kẽ hở để các đối tượng vi phạm lợi dụng chia nhỏ hàng hóa vi phạm nhằm trốn tránh xử lý hình sự. Thậm chí, các đối tượng chấp nhận bị xử lý hành chính và vẫn tái phạm. 

Có nhiều đối tượng kinh doanh hàng giả, buôn lậu rất manh động và sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng, dẫn đến việc đấu tranh ngăn chặn cũng như phòng, chống sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.

Vì vậy, để hóa giải tình trạng trên, cần có những công cụ, giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm sớm ngăn chặn và đẩy lùi hàng giả, hàng kém chất lượng. Hiện Bộ Công Thương đang trình Chính phủ xem xét thông qua dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.

Trong đó điểm nổi bật là dự thảo bổ sung thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại... nhằm gia tăng thẩm quyền và tính chủ động của lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm hành chính ngày càng tinh vi hiện nay.

 Ngọc Linh

  • Cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.

Chống hàng giả - 09:36 24/04/2025

Thu hồi toàn quốc 12 loại sữa bột giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood.

Chống hàng giả - 07:01 24/04/2025

Hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng

Tình trạng hàng giả, hàng nhái tại Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng, diễn ra tinh vi trên nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp... gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Chống hàng giả - 05:54 23/04/2025

Thái Bình mạnh tay chấn chỉnh hoạt động y tế, thẩm mỹ: Xử phạt gần nửa tỷ đồng, điều tra trốn thuế

Công an tỉnh Thái Bình vừa công bố kết quả kiểm tra và xử lý mạnh mẽ các vi phạm trong lĩnh vực y tế và thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra 15 phòng khám chuyên khoa và cơ sở thẩm mỹ, qua đó xử phạt hành chính tổng cộng gần 450 triệu đồng. Đặc biệt, cơ quan công an đang tập trung đấu tranh, làm rõ hành vi trốn thuế tại một số cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm trên địa bàn.

Chống hàng giả - 21:54 22/04/2025

Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng thuốc giả và thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt sau vụ triệt phá đường dây sản xuất dược phẩm giả quy mô lớn tại Thanh Hóa, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có những động thái quyết liệt. Bên cạnh việc cảnh báo khẩn cấp, cơ quan này còn chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm trên toàn quốc, đồng thời thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến thuốc giả, bảo vệ sức khỏe người dân một cách tối đa.

Chống hàng giả - 15:40 22/04/2025

Tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

Sau khi vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, được phát hiện tại Thanh Hoá, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường hậu kiểm các sản phẩm này.

Chống hàng giả - 11:00 22/04/2025

Vụ sữa giả: Sở Công Thương Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ tự công bố các sản phẩm

Liên quan đến vụ án gần 600 loại sữa giả, vừa được Bộ Công an triệt phá, Sở Công Thương Hà Nội cho hay, do không phải là đơn vị có quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, nên Sở không tiếp nhận hồ sơ tự công bố đối với các sản phẩm sữa của 2 đơn vị này.

Chống hàng giả - 20:24 19/04/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đẩy nhanh điều tra vụ đường dây sản xuất thuốc giả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng ký công điện về xử lý vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chống hàng giả - 21:05 17/04/2025

Công an Thanh Hóa hé lộ thủ đoạn của đường dây sản xuất thuốc giả "khủng"

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả "khủng" do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu với nhiều thủ đoạn hoạt động vô cùng tinh vi.

Chống hàng giả - 20:40 17/04/2025

Từ vụ sản xuất, kinh doanh sữa bột giả - Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm…

Chống hàng giả - 09:45 16/04/2025