Xuất khẩu rau quả: Nhìn từ sự sụt giảm của sầu riêng

09:12 17/04/2025

Ngành rau quả Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu quý I giảm mạnh, chủ yếu do sụt giảm xuất khẩu sầu riêng. Các mặt hàng mới như ớt, chanh leo được kỳ vọng sẽ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, dù không thể bù đắp hoàn toàn sự sụt giảm của sầu riêng.

Chanh leo và ớt chính thức xuất khẩu sang Trung Quôc

Chanh leo và ớt chính thức xuất khẩu sang Trung Quôc

Xuất khẩu rau quả giảm hơn 11%

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2025 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 3/2025, giá trị xuất khẩu ước đạt 450 triệu USD, nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong hai tháng đầu năm.

Sầu riêng từng là mặt hàng chủ lực, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2024, sầu riêng đạt kim ngạch xuất khẩu 2,85 tỷ USD, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng giảm tới 70% so với cùng kỳ năm 2024, khiến kim ngạch mặt hàng này tụt xuống thấp hơn cả chuối và thanh long.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam phân tích, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sầu riêng là yếu tố chính tác động tiêu cực đến ngành rau quả. Ông Nguyên cho biết, Trung Quốc đang kiểm tra 100% các lô hàng sầu riêng từ Việt Nam, tương tự như với Thái Lan. Điều này dẫn đến tình trạng hàng hóa phải chờ lâu tại cửa khẩu, gây hư hỏng và xuống cấp chất lượng.

Hiện tại, sầu riêng nghịch vụ đã qua, và nhiều địa phương, đặc biệt ở miền Tây, chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính. Tuy nhiên, ông Nguyên bày tỏ lo ngại về đầu ra của sầu riêng trong thời gian tới. Với tốc độ kiểm tra 100% như hiện nay, nguy cơ ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu vẫn cao. Ông hy vọng việc đẩy mạnh thông quan điện tử giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng với việc giảm tỷ lệ lấy mẫu, sẽ giúp rút ngắn thời gian thông quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi hơn.

Để phát triển ngành sầu riêng bền vững, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh cần kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất. Cụ thể, các nhà vườn cần kiểm tra mẫu sầu riêng trước khi thu hoạch 10-15 ngày để đảm bảo không có dư lượng cadimi hay chất vàng O – hai yếu tố thường bị Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt. Đối với vàng O, việc kiểm soát dễ hơn vì chất này thường được sử dụng trong khâu sơ chế để làm đẹp quả. Khi thị trường nhập khẩu siết chặt kiểm soát, các cơ sở sơ chế sẽ buộc phải từ bỏ thói quen này.

Tuy nhiên, với cadimi, vấn đề phức tạp hơn vì liên quan đến chất lượng đất trồng. Ông Nguyên khuyến nghị các nhà vườn chủ động kiểm tra đất để xử lý nếu phát hiện nhiễm cadimi. Việc kiểm soát chặt từ nguồn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lô hàng bị nhiễm cadimi lẫn vào các lô hàng đạt chuẩn, đồng thời xây dựng hình ảnh kinh doanh minh bạch, bài bản với phía Trung Quốc. Điều này có thể thuyết phục Trung Quốc giảm tỷ lệ kiểm tra cadimi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu sầu riêng.

Kỳ vọng vào ớt và chanh leo

Hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam, chiếm 44,5% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Hoa Kỳ (9,6%) và Hàn Quốc (6%). Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 38,9%, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 65,5% và Hàn Quốc tăng nhẹ 0,1%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, Anh ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 77,8%, trong khi Trung Quốc giảm sâu nhất với 38,9%.

Với tình hình hiện tại, ông Nguyên cho rằng xuất khẩu rau quả năm 2025 khó đạt mục tiêu 7 tỷ USD như kỳ vọng. Nếu Trung Quốc giảm tỷ lệ lấy mẫu và Việt Nam kiểm soát tốt chất vàng O, cadimi, xuất khẩu có thể tăng trở lại. Tuy nhiên, ông dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2025 chỉ đạt trên 6 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng vẫn là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều khó khăn.

Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký ba nghị định thư với Trung Quốc, trong đó có hai mặt hàng rau quả là ớt và chanh leo. Ông Nguyên nhận định, hai mặt hàng này khó tạo đột phá lớn do Trung Quốc đã tự trồng được với sản lượng lớn. Trước đây, khi Trung Quốc chưa trồng được thanh long, Việt Nam từng xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 1 tỷ USD/năm. Nhưng khi Trung Quốc phát triển sản xuất nội địa, kim ngạch xuất khẩu thanh long giảm còn 400-500 triệu USD/năm.

Tương tự, ớt và chanh leo của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng nội địa Trung Quốc và các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ. Ông Nguyên dự báo kim ngạch xuất khẩu ớt và chanh leo sang Trung Quốc chỉ có thể tăng gấp đôi so với năm 2024, tức mỗi mặt hàng tăng thêm 100-200 triệu USD/năm. Dù đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, hai mặt hàng này khó bù đắp được sự sụt giảm mạnh của sầu riêng. Các mặt hàng khác như chuối, dù có tăng trưởng, cũng chỉ đóng góp thêm khoảng 100-200 triệu USD.

Trên thực tế để phát triển bền vững các mặt hàng rau quả nói chung, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Cùng với đó, các chuyên gia từ Viện Cây ăn quả Miền Nam cũng đưa ra các khuyến cáo cải tiến quy trình xử lý sau thu hoạch để nâng cao chất lượng của cây ăn quả xuất khẩu.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

  • Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 22/4: Diễn biến trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/4/2025 trên thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều đầu phiên giao dịch sau khi bất ngờ "hạ nhiệt" ở phiên giao dịch đầu tiên. Còn giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu tăng.

Thị trường - 06:25 22/04/2025

Giá vàng hôm nay 22/4: Giá vàng trong nước và thế giới tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 22/4/2025 ghi nhận như sau: Giá vàng thế giới vượt xa mốc 3400 USD, giá vàng trong nước quay trở lại quanh mốc 120 triệu đồng.

Thị trường - 06:20 22/04/2025

Giá cao su hôm nay 22/4: Thị trường ổn định

Giá cao su hôm nay 22/4, thị trường ổn định tại các sàn giao dịch Châu Á, trong nước giá thu mua mủ nước loại 1 tại Công ty Cao su Bà Rịa có giá 452 đồng/ độ TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 30 trở lên.

Thị trường - 06:20 22/04/2025

Giá cà phê hôm nay 22/4: Duy trì ổn định

Giá cà phê hôm nay 22/4/2025 ghi nhận ổn định so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước nằm ở mức 129,000 - 129,700 đồng/kg.

Thị trường - 06:17 22/04/2025

Giá tiêu hôm nay 22/4: Giảm nhẹ

Giá tiêu hôm nay 22/4/2025 ghi nhận giảm nhẹ trở lại từ 500 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá tiêu giao dịch ở mức 154,000 - 155,000 đồng/kg.

Thị trường - 06:14 22/04/2025

Giá heo hơi hôm nay 22/4: Cao nhất 76.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 22/4/2025 tiếp tục tăng nhanh tại khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ, cao nhất 76.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:11 22/04/2025

Giá sầu riêng hôm nay 22/4: Sầu Thái tăng nhẹ

Giá sầu riêng hôm nay 22/4, giá thu mua sầu riêng tại các kho ở các khu vực có sự điều chỉnh tăng nhẹ đối với sầu Thái có giá từ 95.000 – 98.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, tùy kho, tùy loại.

Thị trường - 05:44 22/04/2025

Đẩy mạnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế

Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại của đất nước, mà còn góp phần khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thị trường - 15:10 21/04/2025

Thị trường hàng hóa thế giới dần thích nghi với chính sách thuế quan mới

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết trong tuần giao dịch từ 14-20/4, sau giai đoạn lao dốc mạnh, giá nhiều mặt hàng nhóm năng lượng, nguyên liệu công nghiệp đã bật tăng mạnh, nhất là hai mặt hàng dầu thô, dầu ít lưu huỳnh, xăng RBOB và cà phê. Chốt tuần, chỉ số MXV-Index tăng 0,42% lên mức 2.177 điểm.

Thị trường - 14:58 21/04/2025

Giá thép ngày 21/4: Ghi nhận mức tăng nhẹ do tâm lý tích cực trở lại

Ngày 21/4, giá quặng sắt biến động theo chiều hướng tăng nhờ tâm lý thị trường khởi sắc, sau khi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thị trường - 09:58 21/04/2025