Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng biển tăng mạnh

Thống kê của Cục Hàng hải cũng cho thấy, một số khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng như khu vực Quảng Ninh tăng 11%, khu vực Quảng Nam tăng 19%, khu vực Đồng Nai tăng 8%, khu vực Thanh Hóa tăng 6% (từ 9,5 triệu tấn lên 10,1 triệu tấn).

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs (TEU là đơn vị đo tương đương 20 feet (ft); thuật ngữ TEUs được làm căn cứ tương đương cho một container tiêu chuẩn ứng với chiều dài là 20ft × chiều rộng 8ft × chiều cao 8,5ft), tăng 2%, hàng container nhập khẩu có tỉ lệ tăng mạnh nhất với hơn 2,8 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 4.2022, tổng khối lượng qua cảng biển ước khảng 59 triệu tấn, tăng 3%. Mặt hàng container ước khoảng 2 triệu TEUs, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước đó, thống kê của Cục Hàng hải cho thấy, một số khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng như khu vực Quảng Ninh tăng 11%, khu vực Quảng Nam tăng 19%, khu vực Đồng Nai tăng 8%, khu vực Thanh Hóa tăng 6% (từ 9,5 triệu tấn lên 10,1 triệu tấn).

Hơn 236 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển trong 4 thángHơn 236 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển trong 4 tháng

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số khu vực cảng biển có lượng hàng giảm mạnh như khu vực Bình Thuận giảm 13%, khu vực Cần Thơ giảm 12%, khu vực Nghệ An giảm 7%, khu vực Hà Tĩnh giảm 4%, khu vực cảng biển lớn Vũng Tàu giảm nhẹ 3%.

Theo Bộ Công Thương, ngành vận tải biển của Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. 

Để phát triển logistics trong giai đoạn hội nhập, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 552/QĐ-BGTVT bổ sung 10 bến cảng mới vào danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, bao gồm:

Bến cảng Nosco thuộc cảng biển Quảng Ninh; bến cảng tổng hợp Long Sơn thuộc cảng biển Nghi Sơn; bến cảng Xăng dầu Hải Hà-Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị); bến cảng Dầu khí quốc tế Pacific Petro (tỉnhTiền Giang); bến cảng Tân cảng Giao Long (tỉnh Bến Tre); bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 (tỉnh Trà Vinh); bến cảng Cái Mép Gemadept-Terminal Link và bến cảng Tổng hợp Cái Mép (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); bến cảng VIMC Đình Vũ và bến cảng chuyên dùng FGG (TP. Hải Phòng).

Như vậy, với 10 bến cảng được bổ sung, đến nay Việt Nam có 296 bến cảng biển. Địa phương có cảng biển với số bến cảng lớn là Hải Phòng (52 bến), Vũng Tàu (48 bến)… Hệ thống cảng biển của Việt Nam đang phát huy vai trò lớn trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

 Thành Nam

Bài liên quan

Cùng chuyên mục