Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm
Bộ Y tế đang dự thảo Luật An toàn thực phẩm nhằm giải quyết kịp thời các hạn chế, vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật.

Theo Bộ Y tế, sau hơn 15 năm thi hành, Luật An toàn thực phẩm (ATTP) đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc, bất cập:
Thứ nhất, một số quy định còn chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, không còn bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn.
Thứ hai, hệ thống quản lý chưa kiểm soát được chất lượng của sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường.
Thứ ba, hệ thống quản lý, mô hình tổ chức bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm trên toàn quốc chưa tinh gọn, thống nhất, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, công tác hậu kiểm, kiểm tra, giám sát sau khi thực phẩm tự công bố và đăng ký bản công bố còn chưa thường xuyên; tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng diễn ra phổ biến gây bức xúc dư luận trong thời gian vừa qua.
Thứ năm, còn thiếu cơ chế để cơ quan nhà nước thu hồi các giấy chứng nhận đã cấp hoặc tạm dừng cung cấp các dịch vụ công khi tổ chức, cá nhân bị phát hiện vi phạm.
Thứ sáu, chưa quy định tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm là tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm và phải chịu trách nhiệm đến cùng về an toàn, chất lượng sản phẩm thực phẩm khi được lưu thông trên thị trường. Trường hợp cơ sở sản xuất không đứng tên công bố phải ủy quyền cho cơ sở khác và vẫn phải chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm do cơ sở mình sản xuất.
Thứ bảy, chưa quy định doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng quy định về áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến trong sản xuất (HACCP) đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm bổ sung...
Do đó, việc xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi) là rất cần thiết nhằm giải quyết kịp thời các hạn chế, vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật; xác định và đề cao trách nhiệm của cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm, nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn và chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về quản lý thực phẩm, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Đề xuất bổ sung một số hành vi nghiêm cấm khi thực hiện quảng cáo, kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử
Tại dự thảo Luật, Bộ Y tế đề xuất bổ sung một số hành vi nghiêm cấm khi thực hiện quảng cáo, kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử nhằm giải quyết vấn đề bất cập phát sinh trong thực tiễn; tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng:
Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng; sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, ý kiến của người bệnh, lời nói, bài viết của nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng không công khai mối quan hệ tài trợ khi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo.
Tiết lộ thông tin người mua hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin để truy xuất hàng hóa theo quy định khi thực hiện kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử.
Sửa đổi, bổ sung mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm
Về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, chất lượng thực phẩm, dự thảo sửa đổi, bổ sung mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt tiền tối đa là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Theo Chinhphu.vn
- Cùng chuyên mục
Mất cân đối cung - cầu, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/7, lực bán chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,4% về mức 2.221 điểm.
Xuất khống 1.400 tấn chân gà đông lạnh, Hải quan khởi tố vụ án trốn thuế 7 tỷ đồng
Ngày 2/7, Cục Hải quan cho biết, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa khởi tố vụ án xuất khống 1.400 tấn nguyên liệu thực phẩm là chân gà đông lạnh, dấu hiệu trốn thuế 7 tỷ đồng và hành vi chuyển tiêu thụ nội địa không khai báo hải quan.
Chỉ số MXV-Index rơi xuống vùng thấp nhất kể từ đầu tháng 6
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chìm sâu trong sắc đỏ sau phiên giao dịch ngày 24/6. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 2,63% xuống mức 2.200 điểm - nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp.
Tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ ngà voi
Mới đây, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường đã phối hợp với Cơ quan thẩm quyền CITES Việt Nam (CITES Việt Nam), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ ngà voi.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Dầu thô WTI chạm mốc 80 USD/thùng, thị trường kim loại “đỏ lửa”
Lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, mức tăng của mặt hàng dầu thô đã giúp chỉ số MXV-Index đóng cửa hôm qua chỉ giảm 0,27% xuống 2.330 điểm.
Giá vàng ngày 2/8: Vàng miếng SJC tiếp tục tăng
Giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng, ngược chiều so với quốc tế, đẩy mức đắt hơn lên 17 triệu đồng/lượng. Vàng nữ trang cùng chất lượng 9999 có giá thấp hơn 14 triệu đồng/lượng so với vàng SJC.
Lực lượng QLTT cải trang, thâm nhập điểm mua bán thuốc lá thế hệ mới
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần cải trang với hình ảnh của một “dân chơi” - để có thể thâm nhập vào các điểm mua bán thuốc lá thế hệ mới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Giá lúa gạo ngày 16/6 tăng 100 – 200 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định và tiếp tục neo ở mức cao. Tại nhiều địa phương giá lúa hè thu mua đã tăng 100 – 200 đồng/kg so với cách đây 1 tháng.
Chuyên trang điện tử Hàng Thật (Tạp chí Thương hiệu & Công luận) tuyển phóng viên
Nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Chuyên trang điện tử Hàng Thật (Tạp chí Thương hiệu & Công luận) thông báo về việc tuyển dụng 10 phóng viên làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội.
- Tin mới
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm
-
FPT Telecom tăng tốc lợi nhuận, hoàn thành nửa chặng đường mục tiêu 2025
-
Bắc Ninh quyết liệt đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
-
Dâng hương, dâng hoa báo công với Bác
-
Hà Nội quyết tâm "Nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng"
-
Việt Nam lần đầu tiên đứng trong Top 3 đối tác xuất khẩu thủy sản vào Singapore
- Đọc nhiều
-
1
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm
-
2
FPT Telecom tăng tốc lợi nhuận, hoàn thành nửa chặng đường mục tiêu 2025
-
3
Bắc Ninh quyết liệt đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
-
4
Dâng hương, dâng hoa báo công với Bác
-
5
Hà Nội quyết tâm "Nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng"
-
6
Việt Nam lần đầu tiên đứng trong Top 3 đối tác xuất khẩu thủy sản vào Singapore