Hành trình đưa thương hiệu na Chi Lăng vươn mình ra biển lớn
Từ năm 2011, thương hiệu na Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Đến nay, sản phẩm này đã có mặt tại hầu hết các siêu thị và tới tay người tiêu dùng trong cả nước. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, trái na năm nay vẫn được mùa và được đón nhận trên thị trường, đem lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân tỉnh Lạng Sơn.
Na Chi Lăng - “vàng mọc trên núi đá vôi”
Chắc hẳn khi nhắc đến Chi Lăng, đa số chúng ta nhớ ngay đến địa danh “Ải Chi Lăng” lừng lẫy trong lịch sử dân tộc hoặc nghĩ ngay đến những núi đá vôi hùng vĩ, hoang sơ. Nhưng ngày nay, Chi Lăng là một trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Lạng Sơn.
Chi Lăng không chỉ phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp mà còn kết hợp phát triển mô hình du lịch nông nghiệp bền vững. Trong đó, phải kể đến mô hình du lịch, phát triển nông nghiệp gắn với sản phẩm na Chi Lăng.
Phần lớn diện tích là núi đá vôi, tưởng chừng nơi đây sẽ chỉ có cây dại mọc, vậy mà người dân Chi Lăng (Lạng Sơn) đã “bắt” những vách đá vôi nở hoa và nhả vàng...
Được biết, vào đầu những năm 1980, cây na dai được vài hộ dân ở xã Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mang từ Hoài Đức (Hà Nội) về trồng thử giữa cheo leo vách núi đá. Khi đó, vì thiếu đất canh tác, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, người dân phải thay đổi quan niệm canh tác bằng cách vác đất lên núi đá để trồng thử nghiệm cây na. Không ai ngờ, thử nghiệm này lại trở thành một phát minh, cây na sinh sôi nảy nở trên vùng đất Chi Lăng.
Nhận thấy tiềm năng của loại cây ăn quả này, nhiều bà con trong vùng bắt đầu bỏ khoai, sắn sang trồng na, tuy nhiên, thời gian đầu, người dân chưa có kinh nghiệm kỹ thuật, cây na nào cũng cao tới 3m, phát triển tự nhiên, ít được chăm sóc nên quả nhỏ. Cây trồng chỉ thực sự được quan tâm khi các thương lái và chính quyền địa phương phối hợp mở những lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc.
Để na ra quả đúng vụ, người dân phải vất vả qua nhiều tháng. Từ mùng 4 Tết, họ đã phải lên núi tỉa cành, làm cỏ, vun đất… Đến tháng 4, tháng 5, tháng 6 là thời điểm để bón phân thúc lộc, thúc quả. Và đến tháng 8 hàng năm là thời điểm vựa na Chi Lăng vào vụ thu hoạch.
Sau ba năm được vun vén, cây na bắt đầy cho quả ngọt, diện tích trồng cũng ngày càng mở rộng, từ 500 ha vào năm 1997 đã tăng lên hơn 2.000 ha vào năm 2021.
Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: Na Chi Lăng được trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ. Năm 2023, diện tích trồng na của huyện ước trên 2.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na trái vụ), doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng; diện tích na trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 800 ha. Đến hết năm 2023, có 3 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Nâng tầm thương hiệu na Chi Lăng
Trong hành trình đưa na Chi Lăng trở thành nông sản chủ lực, bà con nông dân và chính quyền địa phương cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, na Chi Lăng được mùa, được giá, vùng na được mở rộng, thay thế các cây trồng khác. Sản lượng hàng năm đạt từ 16.000 đến 18.000 tấn, bình quân từ 28.000-30.000 đồng/kg, loại 2-3 quả từ 60.000-80.000 đồng.
Ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: “Giá na dai năm nay, khi đã trực tiếp tham khảo ở các hộ dân, bán tại vườn là 30.000-35.000/1kg. Còn tại các hợp tác xã sau khi thu mua lại sẽ đóng gói, phân loại ra, vào khoảng 65.000/1kg. Giá này tương đối cao hơn so với năm trước. Hiện tại, huyện Chi Lăng rất mong quả na có thể xuất khẩu ra các thị trường quốc tế, bởi hiện tại na chỉ được tiêu thụ chủ yếu trong nước".
Na Chi Lăng có hương vị và đặc điểm khác biệt so với những giống na ở vùng khác. Đối với na Chi Lăng, quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống. Đó là na chín cây, ăn ngọt và thơm. Ngoài ra, vỏ na có màu xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt, vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng.
Người dân thu hoạch Na tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
Sau hơn 40 năm, huyện Chi Lăng đã trở thành “thủ phủ” của na Lạng Sơn. Na Chi Lăng cũng trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Na được mùa được giá đã không chỉ giúp bà con nông dân xoá đói giảm nghèo mà còn giúp họ “ăn nên làm ra”.
Do đó, bà con nơi đây gọi vui na Chi Lăng là “vàng” trên núi, bởi doanh thu của nông dân toàn huyện từ na được ghi nhận ở mức “khủng” đạt đến 720 tỷ đồng trong năm 2022.
Đưa thương hiệu na Chi Lăng ra biển lớn
Do diện tích trồng na lớn và doanh thu đạt đươc cao, chính quyền tỉnh không ngừng quan tâm tới công tác quảng bá thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu cho na Chi Lăng. Trong đó có ngày hội "Na Chi Lăng" được tổ chức từ năm 2017, là nơi kết nối giữa nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý.
Sự kiện nhằm thúc đẩy phong trào trồng na theo quy trình quản lý tiên tiến VietGAP, GlobalGAP, cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngày hội này đã giúp na Chi Lăng lọt "Top 10 thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam".
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, na Chi Lăng đã dần trở lại thị trường và được địa phương thúc đẩy quảng bá rộng khắp. Vào đầu tháng 8/2022, na Chi Lăng đã có mặt tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2022,…
Na Chi Lăng có tiếng vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân vùng trồng na
Và mới đây nhất, 14/8/2023, UBND huyện Chi Lăng đã tổ chức họp báo giới thiệu Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc huyện Chi Lăng; Khai mạc Lễ hội chiến thắng Chi Lăng 10/10 và mùa na chín năm 2023. Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản Lạng Sơn năm 2023 (từ ngày 24/8 - 27/8/2023), tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại (địa chỉ số 489 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Trong đó, huyện Chi Lăng sẽ có 6 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm Na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản của huyện.
Đặc biệt, ngày 19/8 vừa qua, UBND huyện Chi Lăng đã tổ chức chương trình Quảng bá, tiêu thụ Na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng năm 2023. Tại đây, UBND huyện Chi Lăng đấu giá thành công 8 quả na, thu về số tiền 770 triệu đồng, quả đắt nhất có giá 220 triệu đồng. Số tiền thu từ phiên đấu giá này được dùng để xây dựng nhà cho người nghèo và cầu dân sinh.
Đây là các hoạt động nhằm duy trì, giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm Na Chi Lăng và các sản phẩm nông nghiệp đã được cấp nhãn hiệu sản phẩm thông qua các chương trình phát động thi đua sản xuất sản phẩm an toàn, sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nhằm tạo ra sức lan tỏa rộng khắp trong nhận thức của người nông dân sản xuất nông nghiệp. Đổi mới phương thức kết nối tiêu thụ nông, đặc sản và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hiện nay, thương hiệu na Chi Lăng có mặt tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên cả nước. Trung Quốc cũng là một thị trường tiềm năng của na Chi Lăng nhưng đang qua đường tiểu ngạch. Trong thời gian tới, huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung mong muốn thúc đẩy mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc bằng con đường chính ngạch, hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...
Na Chi Lăng đã trải qua gần nửa thế kỷ để trở thành mặt hàng nông sản mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn. Loại quả này đã gây dựng được thương hiệu vững chắc, giúp nhiều bà con nông dân vùng cao đổi đời và được kỳ vọng tiếp tục thành công hơn trong thời gian tới.
Năm 2011, quả na Chi Lăng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Na Chi Lăng” cho sản phẩm na quả của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục đặc sản “Na Chi Lăng” của tỉnh Lạng Sơn được công nhận vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.
Ngoài ra, thương hiệu na Chi Lăng đã lọt vào top 50 trái cây đặc sản Việt Nam, được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 217.
Năm 2018, na Chi Lăng được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vinh danh và trao cúp vàng chứng nhận sản phẩm na Chi Lăng trong top 10 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.
Minh An
- Cùng chuyên mục
Xây dựng chuỗi sản xuất cà phê bền vững
Để duy trì vị thế và nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, cần đặc biệt quan tâm, tập trung vào công tác quản lý chất thải, sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm và áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường.
Nông nghiệp sạch - 09:30 18/04/2025
Phát triển làng nghề truyền thống muối Tuyết Diêm
Ngày 13/4, tại quận Hoàn Kiếm, nhằm giới thiệu tiềm năng, nét đặc sắc của Làng nghề truyền thông muối Tuyết Diêm của Thị xã Sông Cầu, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố Cổ Hà Nội, Công ty TNHH Du Hành Đại Hữu và Hợp tác xã du lịch nông nghiệp xanh Phú Yên đã tổ chức trưng bày, giao lưu giới thiệu làng nghề truyền thống muối Tuyết Diêm.
Nông nghiệp sạch - 15:06 14/04/2025
Thái Bình: Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước tăng 5,7% trong quý I/2025
Quý I/2025, ngành chăn nuôi tỉnh Thái Bình tiếp tục phát triển ổn định với tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Nông nghiệp sạch - 20:06 01/04/2025
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan
Tập đoàn siêu thị IMTIAZ - Pakistan vừa nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam.
Nông nghiệp sạch - 07:35 06/09/2024
Sầu riêng đông lạnh sẽ góp mặt trong danh sách xuất khẩu tỷ USD trong năm 2025
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400-500 triệu USD trong năm 2024 là năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư và sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị tỷ USD trong năm 2025.
Nông nghiệp sạch - 10:07 21/08/2024
Nhãn Hưng Yên vào vụ mùa được giá
Tháng 8 là thời điểm chính vụ của nhãn Hưng Yên, hiện các nhà vườn, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đang tích cực thu hoạch nhãn. Một số giống nhãn đặc sản là nhãn đường phèn, nhãn lồng (nhãn Hương Chi) được đông đảo khách hàng, thương lái đặt mua.
Nông nghiệp sạch - 16:29 05/08/2024
Hà Nội tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm trong và ngoài trường học
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Nông nghiệp sạch - 15:51 19/07/2024
Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị tại Hà Nội
Chiều 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi bán lẻ, siêu thị tại Hà Nội nhằm mục đích hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp với các chuỗi nông sản lớn, siêu thị, các kênh online…
Nông nghiệp sạch - 09:41 03/07/2024
Nhật Bản và Trung Quốc đua nhau nhập khẩu cua ghẹ Việt Nam
Xuất khẩu cua ghẹ trong tháng 5 tăng gần 92% đạt trên 26 triệu USD, lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ đạt 101 triệu USD, tăng 84%. Trong đó, ghi nhận số liệu tăng mạnh từ hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc.
Nông nghiệp sạch - 11:01 06/06/2024
Những địa phương được cấp gạo dịp giáp hạt năm 2024
Các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt năm 2024.
Nông nghiệp sạch - 09:30 31/05/2024
- Tin mới
-
6 đơn vị thành viên Petrovietnam lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
-
Tỷ giá USD hôm nay 1/7: Đồng USD tiếp tục giảm, đồng Việt Nam tăng so với đồng USD
-
Từ hôm nay, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm được khám chữa bệnh tuyến trên không cần chuyển tuyến
-
Hôm nay, ngày 1/7, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Giá xăng dầu hôm nay 1/7: Giữ ổn định
-
Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng trong nước và thế giới tăng
- Đọc nhiều
-
1
6 đơn vị thành viên Petrovietnam lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
-
2
Tỷ giá USD hôm nay 1/7: Đồng USD tiếp tục giảm, đồng Việt Nam tăng so với đồng USD
-
3
Từ hôm nay, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm được khám chữa bệnh tuyến trên không cần chuyển tuyến
-
4
Hôm nay, ngày 1/7, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
5
Giá xăng dầu hôm nay 1/7: Giữ ổn định
-
6
Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng trong nước và thế giới tăng