Kinh tế tư nhân trong trạng thái bình thường mới
Trong hành trình đến một quốc gia thịnh vượng như mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra, doanh nghiệp, doanh nhân sẽ là lực lượng tuyến đầu để hiện thực hoá khát vọng lớn lao trên.
Những lần Tổ quốc gọi tên
Cuộc trò chuyện với TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) vào dịp Quốc khánh 2/9 vẫn được mở đầu và kết thúc bằng câu chuyện về doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam mà trọng tâm là kinh tế tư nhân.
Điểm khác biệt là người dẫn chuyện chỉ ra một nội dung rất thú vị, rằng chúng ta đã có 17 năm tôn vinh doanh nhân và lịch sử hình thành của đội ngũ doanh nhân Việt Nam là một quá trình song hành cùng lịch sử lập quốc với nhiều dấu mốc đáng nhớ.
Ông Lộc vẫn có những cách đặt vấn đề rất mới về một nội dung vốn đã quen thuộc, vì bản thân ông là người “có duyên phận” với kinh tế tư nhân.
“Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đề cập đến kinh tế tư nhân và đội ngũ doanh nhân khi Bác nói về áp bức, bóc lột của thực dân Pháp với các giai tầng trong xã hội, trong đó có câu “Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”.
Dấu ấn của đội ngũ tư sản dân tộc thể hiện rất rõ nét trong thời điểm khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Như, bản Tuyên ngôn Độc lập được Bác viết trong những ngày trở về Hà Nội ở tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ - nhà tư sản dân tộc được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành Đảng viên Cộng sản.
Ngay sau khi giành độc lập, những thượng khách đầu tiên được Bác và Chính phủ lâm thời tiếp đón trang trọng tại Phủ Chủ tịch cũng chính là các nhà tư sản.
Ngày 13/10/1945, Bác viết bức thư gửi giới công thương, đặt niềm tin và khẳng định sứ mệnh của doanh nhân trong công cuộc kiến thiết đất nước. Chính các nhà tư sản dân tộc cũng đóng tiền của ủng hộ ngân sách của Chính phủ lâm thời thông qua “Quỹ Độc lập” và “Tuần lễ Vàng” Bác phát động.
Năm 2013, lần đầu tiên doanh nhân được hiến định trong Hiến pháp cùng với các quy định rất mở và thông thoáng để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện các quyền kinh tế.
Năm 2017, văn kiện của Đảng chính thức ghi nhận “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” và “tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” (Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 03/6/2017).
Ảnh minh họa
Một thế hệ doanh nhân phụng sự
Thể chế nào, doanh nghiệp ấy. Những thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng về kinh tế tư nhân cùng với sự đồng hành của Chính phủ kiến tạo những năm gần đây đã thúc đẩy hình thành một lực lượng doanh nghiệp mới, được chèo lái bởi một thế hệ doanh nhân đặt biệt.
Khác với thế thệ doanh nhân đầu tiên khởi nghiệp từ thôi thúc thoát nghèo, thế hệ doanh nhân ngày nay khởi nghiệp từ sự đam mê, từ ý chí, khát vọng mang tầm thời đại.
“Tôi gọi đây là một thế hệ doanh nhân phụng sự, họ là những người kinh doanh đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết. Ngay lúc này, khi dịch bệnh đang làm đứt gãy các chuỗi giá trị, điểm phục hồi chưa thể dự báo nhưng chưa bao giờ doanh nhân Việt lại đau đáu về các mô hình phát triển, về tái cấu trúc và cả về phát triển bền vững như bây giờ. Họ muốn có mặt trong hành trình đi đến sự thịnh vượng của đất nước, muốn góp phần xây dựng nền kinh tế tự chủ”, TS Vũ Tiến Lộc nói.
Nhưng điều mà ông Vũ Tiến Lộc còn trăn trở là chúng ta vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp dân tộc, dù cả nước đã có một khu vực tư nhân đông đảo hơn 750 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, hơn 4 triệu hộ kinh doanh và đã có những tỷ phú đô-la cùng nhiều thương hiệu Việt Nam được thế giới công nhận.
Nhưng các doanh nghiệp đã không thể lớn lên được như kỳ vọng trong suốt tiến trình cải cách những năm qua.
Bức tranh tổng thể kinh tế tư nhân Việt Nam được chia theo tỷ lệ 10-20-30. Nghĩa là doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp chưa tới 10% GDP, 20% thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 30% GDP là hộ kinh doanh cá thể. doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm khoảng 0,65%, doanh nghiệp vừa chiếm 5,85% còn lại 93,5% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt; thúc đẩy chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng các chuỗi giá trị trong công nghiệp.
Đây có thể coi là định hướng mới để thực hiện mục tiêu khu vực kinh tế tư nhân trong nước sẽ đóng góp 50% GDP vào năm 2020, đóng góp 55% vào năm 2025 và 60-65% vào năm 2030 như Nghị quyết số 10-NQ/TW đề ra.
“Đó là những mục tiêu hiện thực nếu trong thời điểm khó khăn chưa từng có này, chúng ta đặt niềm tin vào khu vực kinh tế tư nhân, xác định kinh tế tư nhân là “rường cột” của nền kinh tế nước nhà. Kinh tế tư nhân chính là kinh tế của nhân dân, là sự sáng tạo của toàn dân. Nếu chính quyền tận tâm, doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tận lực làm cho mọi nguồn lực của nhân dân được bừng nở, tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Theo báo Nhân Dân
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Tối 9/5 (theo giờ địa phương), dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, Hãng Hàng không Quốc gia (Vietnam Airlines) đã tổ chức Lễ công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội và Moscow.
Tin tức - 06:40 10/05/2025
Phát triển thành công hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Khác với cây trồng biến đổi gen (Genetically modified hay còn gọi tắt là GM) truyền thống, cây chỉnh sửa gen không chứa gen ngoại lai mà sử dụng "Cas" enzyme từ hệ CRISPR-Cas để chỉnh sửa các gen bản địa, qua đó nâng cao đặc tính tự nhiên của cây trồng.
Tin tức - 15:43 09/05/2025
Hợp tác dầu khí Việt - Nga: Mô hình hiệu quả, đối tác chiến lược
Trải qua gần 7 thập kỷ, hợp tác dầu khí đã và đang giữ vai trò trụ cột trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Đây là lĩnh vực được triển khai sớm nhất, quy mô lớn nhất và mang lại hiệu quả thiết thực nhất, góp phần định hình quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Hai liên doanh tiêu biểu - Vietsovpetro và Rusvietpetro - không chỉ ghi dấu bằng những con số ấn tượng về sản lượng và doanh thu, mà còn khẳng định tính đúng đắn của mô hình hợp tác liên Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng.
Tin tức - 10:28 09/05/2025
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Tin tức - 09:34 09/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu các hoạt động thăm chính thức Liên bang Nga
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn tại sân bay có Phó Thủ tướng Chernyshenko, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi và Phu nhân cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga.
Tin tức - 05:52 09/05/2025
Giá xăng dầu tiếp tục giảm
Chiều 8/5, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu, áp dụng từ 15h cùng ngày.
Tin tức - 15:15 08/05/2025
Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về 4 Luật sửa đổi, bổ sung
Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, hôm nay, thứ Năm, ngày 8/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe và thảo luận tại hội trường 4 Luật sửa đổi gồm: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân; Luật Thanh tra; Luật Hóa chất sửa đổi...
Tin tức - 06:02 08/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Azerbaijan
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Azerbaijan, chiều 7/5 (giờ địa phương), ngay sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Azerbaijan và phát biểu với báo chí.
Tin tức - 05:59 08/05/2025
Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam
Việc mở cửa thị trường Brazil cho sản phẩm cá tra và có thể xuất khẩu trở lại sản phẩm cá rô phi sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, qua đó góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói chung, từng bước cân bằng cán cân thương mại và hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2030.
Tin tức - 10:04 07/05/2025
Thông tin về việc Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam
Ngày 24/4 vừa qua, Công báo của Brazil đã đăng tải thông báo của Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil về việc chính thức thu hồi lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam. Đây là một trong những kết quả cụ thể và sớm nhất hai Bên đạt được trong việc triển khai các mục tiêu nêu trong Kế hoạch hành động, giai đoạn 2025-2030, đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển toàn diện và thực chất; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cũng như phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước.
Tin tức - 15:20 05/05/2025
- Tin mới
-
Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh
-
Tỷ giá USD hôm nay 11/5: Thế giới giảm nhẹ
-
Giá vàng hôm nay 11/5: Giá vàng có thể biến động mạnh đầu tuần, phụ thuộc vào kết quả tuyên bố sau đàm phán Mỹ - Trung
-
Giá tiêu hôm nay 11/5: Giảm mạnh, Hồ tiêu Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh giá từ Brazil và Indonesia
-
Giá heo hơi hôm nay 11/5: Thị trường lặng sóng
-
Giá cà phê hôm nay 11/5: Giảm nhẹ
- Đọc nhiều
-
1
Giá xăng dầu hôm nay 11/5: Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh
-
2
Tỷ giá USD hôm nay 11/5: Thế giới giảm nhẹ
-
3
Giá vàng hôm nay 11/5: Giá vàng có thể biến động mạnh đầu tuần, phụ thuộc vào kết quả tuyên bố sau đàm phán Mỹ - Trung
-
4
Giá tiêu hôm nay 11/5: Giảm mạnh, Hồ tiêu Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh giá từ Brazil và Indonesia
-
5
Giá heo hơi hôm nay 11/5: Thị trường lặng sóng
-
6
Giá cà phê hôm nay 11/5: Giảm nhẹ