Nam Định: Tạm giữ 1.400 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Nam Định phát hiện và tạm giữ 1.400 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Nam Định tiến hành kiểm tra hàng hóa đang kinh doanh tại cơ sởLực lượng Quản lý thị trường tỉnh Nam Định tiến hành kiểm tra hàng hóa đang kinh doanh tại cơ sở

Thời gian gần đây hoạt động thương mại điện tử qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển, thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia thực hiện mua sắm các sản phẩm tiêu thụ theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh lợi ích, tính thuận tiện của việc mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng thì một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở và bất cập do không trực tiếp lựa chọn, mua sắm qua hình thức kinh doanh Online để trà trộn mua bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm về nhãn…

Sau quá trình thẩm tra, xác minh, ngày 30/5/2024, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định phối hợp với cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Nam Định đã tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

  Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh xưởng may Sơn Nhung đang kinh doanh sản phẩm quần áo trẻ em và quần đùi người lớn. Hộ kinh doanh vừa kinh doanh thực tế tại cơ sở vừa đồng thời sử dụng trang mạng xã hội là facebook qua tài khoản là "xưởng may sơn nhung" để giới thiệu sản phẩm để kinh doanh là quần đùi người lớn giả mạo nhãn hiệu adidas và Chanel.

Kiểm tra hàng hóa đang kinh doanh tại cơ sở, lực lượng chức năng pháp hiện gần 600 sản phẩm quần đùi người lớn mang nhãn hiệu Chanel, adidas có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel, adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam và gần 800 sản phẩm quần áo trẻ em có nhãn không thể hiện thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. 

Làm việc với lực lượng chức năng, chủ cơ sở chưa cung cấp được hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa trên.

 Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa trên và tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

H.M

Bài liên quan

Cùng chuyên mục