Nghệ An: Hải sản bị ép giá, ngư dân thua lỗ

10:04 10/07/2022

Một nghịch lý đang diễn ra đó là trong khi giá nhiên liệu tăng hơn gấp đôi chỉ trong 6 tháng, thì giá hải sản sau đánh bắt lại không tăng, thậm chí có những loại giảm một nửa giá. Đây là nguyên nhân khiến ngư dân Nghệ An càng đi càng lỗ.

Hải sản bị ép giá, ngư dân thua lỗ ảnh 1
Khi lượng tàu thuyền về nhiều, thương lái sẽ giảm giá thu mua hải sản (Ảnh: Xuân Hoàng)

Tư thương ép giá

Ngư dân Đinh Trọng Chương ở xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) cho hay, khi tàu về gần tới cảng, đã có thương lái chờ thu mua và họ tự đặt giá, nhiều lúc giá giảm nhưng ngư dân phải chịu. Thương lái thu mua hải sản chủ yếu là những người cung cấp đầu vào cho các kho cấp đông trên địa bàn huyện, họ đưa ra nhiều lý do để hạ giá.

“Giá dầu tăng cao, ngược lại giá bán hải sản tại cảng cá thậm chí giảm, là nguyên nhân ngư dân thua lỗ sau mỗi chuyến biển. Nên chăng, cần có doanh nghiệp lớn vào thu mua thì mới giữ được sự ổn định giá cả”- ngư dân Đinh Trọng Chương băn khoăn.

Ông Nguyễn Đức Đông - Quản lý cảng cá Lạch Quèn cho hay: Thường thì mỗi tháng tàu thuyền về cảng 2 đợt vào giữa tháng và cuối tháng. Tàu thuyền nào về trước còn bán được giá, chứ khi tàu về đại trà, thương lái hạ giá. Thời điểm mấy tháng đầu năm nay, thậm chí sản phẩm cá hố giảm hơn một nửa, trước đây có giá từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, nhưng nay chỉ còn 30.000 - 40.000 đồng/kg.

Do giá hải sản không tăng, trong khi giá dầu tăng chóng mặt, nên phần lớn tàu thuyền sau mỗi chuyến biển đều thua lỗ, tỷ lệ tàu thuyền nằm bờ ngày càng nhiều.

Hải sản bị ép giá, ngư dân thua lỗ ảnh 2

Cá hố giảm giá mạnh nhất trong 6 tháng qua (Ảnh: Xuân Hoàng)

Trong khi đó, theo “lập luận” của những người thu mua, hải sản giảm giá là do thị trường Trung Quốc đóng băng vì chính sách "Zero Covid".

Anh Lê Xuân Tư - quản lý, điều hành kho cấp đông trên địa bàn xóm 6, xã Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu) cho rằng, nguyên nhân giá hải sản thu mua của ngư dân không tăng là do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc chưa thông, phần lớn hải sản sau cấp đông hiện nay phải vận chuyển vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Trong khi giá dầu tăng cao, khiến chi phí vận tải tăng đột biến, do vậy, các cơ sở cấp đông buộc phải giảm giá đầu vào.

“Mặc dù sản lượng hải sản trong 6 tháng đầu năm không nhiều, thậm chí có những lúc không đủ nguồn đầu vào, nhưng chúng tôi không thể tăng giá thu mua cho bà con được, bởi toàn bộ cước phí vận chuyển chúng tôi phải chịu”, anh Tư cho hay.

Hải sản bị ép giá, ngư dân thua lỗ ảnh 3
Trong khi giá nhiên liệu tăng gấp đôi, nhưng hải sản lại giảm giá là nguyên nhân chính khiến ngư dân thua lỗ (Ảnh: Xuân Hoàng)
 

Qua khảo sát cho thấy, tình trạng tư thương ép giá hải sản diễn ra tại tất cả các cảng cá ở huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, là những địa phương có số lượng tàu cá công suất lớn, sản lượng đánh bắt hải sản cao nhất tỉnh. Bà con ngư dân cho biết, họ hoàn toàn bất lực, bởi 100% hải sản sau đánh bắt đều phụ thuộc vào thương lái.

Cần có doanh nghiệp lớn bao tiêu

Nghệ An hiện có 3.422 tàu, thuyền đang hoạt động đánh bắt trên biển (có 1.170 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên), trong đó, nghề lưới rê 1.621 tàu, nghề lưới chụp 589 tàu, nghề lưới vây, nghề lưới kéo 704 tàu, nghề khác 348 tàu, với 17.014 lao động trực tiếp trên tàu. Sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm trên 170.000 tấn.

Tàu, thuyền ra khơi, ngoài tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, còn có nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích bà con ngư dân bám biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng đột biến đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngư dân.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định, giá xăng, dầu liên tục tăng cao, tăng trên 70%, giá cả vật tư, thiết bị phục vụ khai thác hải sản đều tăng (đá lạnh, lương thực, thực phẩm, ngư lưới cụ, nhân công), nhưng giá bán hải sản trong những tháng đầu năm 2022 không tăng đã gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt thủy sản, nhiều tàu cá nằm bờ.

Hải sản bị ép giá, ngư dân thua lỗ ảnh 4

Giá dầu tăng cao khiến các loại nguyên liệu khác phục vụ đánh bắt hải sản cũng tăng theo (Ảnh: Xuân Hoàng)

Đơn cử như nghề lưới vây đánh bắt vùng biển khơi, tập trung chủ yếu tại huyện Quỳnh Lưu và một số ít tại thị xã Hoàng Mai, từ năm 2020 trở về trước, chi phí mỗi chuyến biển bình quân 120-140 triệu đồng, thu nhập mỗi lao động 6-7 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, do giá xăng, dầu liên tục tăng, làm chi phí mỗi chuyến biển tăng từ 40-60 triệu đồng, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của bà con, hầu hết tàu cá ít đi khai thác; hiện có 10-20% tàu khai thác có lãi nhưng thu nhập của lao động giảm xuống 4-5 triệu đồng/người/tháng; có 40-50% tàu khai thác lỗ, nằm bờ.

Tại cuộc họp của UBND tỉnh cuối tháng 6 vừa qua bàn về giải pháp khắc phục khó khăn cho bà con ngư dân, đại diện chính quyền một số xã: Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai), Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long… (Quỳnh Lưu) cho rằng, thực trạng tư thương ép giá thu mua hải sản xảy ra từ trước đến nay.

Để ổn định được đầu ra cho hải sản sau đánh bắt, cùng với việc đầu tư nâng cấp các cảng cá như hiện nay, tỉnh cần thu hút các doanh nghiệp lớn vào hoạt động chế biến, thu mua hải sản cho ngư dân một cách ổn định.

Ông Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, từ trước đến nay, phần lớn sản lượng hải sản sau đánh bắt là thương lái thu mua cung cấp đầu vào cho các cơ sở cấp đông nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng hình thành chuỗi cung ứng khai thác, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm và ổn định giá...

H. Thủy (Nguồn: https://baonghean.vn/)

  • Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Thị trường thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp, trong nước trái chiều giữa xăng và dầu

Giá xăng dầu hôm nay 27/7 tiếp tục biến động trái chiều khi thị trường thế giới ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp do lo ngại suy thoái kinh tế và nguồn cung gia tăng, trong khi giá trong nước điều chỉnh theo hướng xăng giảm, dầu tăng. Giá dầu Brent và WTI cùng lao dốc, chạm đáy ba tuần, còn trong nước, xăng RON95 giảm hơn 200 đồng/lít, dầu diesel tăng hơn 300 đồng/lít sau kỳ điều hành mới nhất của Liên Bộ Công Thương – Tài chính.

Thị trường - 06:18 27/07/2025

Giá heo hơi hôm nay 27/7: TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng giảm giá – Cà Mau vẫn giữ đỉnh 65.000 đồng/kg

Sáng 27/7, thị trường heo hơi ghi nhận điều chỉnh giảm nhẹ tại một số địa phương thuộc ba miền. TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng là những khu vực có biến động giá rõ rệt nhất, trong khi phần lớn các tỉnh còn lại giữ mức giá ổn định so với phiên trước. Hiện mức giá thấp nhất cả nước được ghi nhận tại Gia Lai với 59.000 đồng/kg, trong khi Cà Mau dẫn đầu với mức 65.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:07 27/07/2025

Giá cà phê hôm nay 27/7: Tiếp đà giảm, giao dịch trầm lắng

Sáng 27/7, giá cà phê trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ tại nhiều vùng trồng trọng điểm, dao động từ 95.000 – 95.600 đồng/kg. Diễn biến này phản ánh tác động từ xu hướng giảm sâu trên thị trường quốc tế khi Brazil tăng tốc thu hoạch và thời tiết thuận lợi hỗ trợ nguồn cung. Trong nước, giao dịch vẫn trầm lắng khi nông dân giữ hàng chờ giá bật trở lại, trong khi các đại lý thu mua tỏ ra thận trọng trước biến động toàn cầu.

Thị trường - 06:03 27/07/2025

Giá sầu riêng hôm nay 27/7: Thị trường tăng

Giá sầu riêng hôm nay 27/7: giá thu mua sầu riêng Ri6 và sầu Thái tại các khu vực tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:02 27/07/2025

Giá tiêu hôm nay 27/7: Đắk Lắk giảm nhẹ, thị trường vẫn khan hàng – giá cao khó hạ

Giá hồ tiêu hôm nay (27/7) tại các vùng trồng trọng điểm trong nước nhìn chung giữ ổn định so với hôm qua, ngoại trừ khu vực Đắk Lắk có điều chỉnh giảm nhẹ. Theo đó, mặt bằng giá tiêu dao động trong khoảng từ 136.000 – 138.000 đồng/kg.

Thị trường - 05:57 27/07/2025

Giá vàng hôm nay 26/7: Giảm mạnh trên thị trường quốc tế, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời ngắn hạn

Giá vàng thế giới tiếp tục sụt giảm trong phiên giao dịch đầu ngày 26/7, khi lực bán chốt lời từ các nhà đầu cơ ngắn hạn gia tăng. Trong khi đó, giá vàng trong nước hầu như không biến động, với vàng SJC giữ nguyên niêm yết so với ngày hôm qua.

Thị trường - 06:11 26/07/2025

Giá heo hơi hôm nay 26/7: Miền Trung – Tây Nguyên giảm sâu, nhiều nơi xuống dưới 60.000 đồng/kg

Thị trường heo hơi ngày 26/7 tiếp tục xu hướng giảm giá trên diện rộng, đặc biệt tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Gia Lai và Quảng Trị hiện đang ghi nhận mức giá thấp nhất cả nước, chỉ còn 59.000 đồng/kg, phản ánh sức tiêu thụ yếu và áp lực dư cung kéo dài.

Thị trường - 06:07 26/07/2025

Giá cà phê hôm nay 26/7: Tăng vọt gần 1.500 đồng/kg, nông dân chưa vội bán ra

Giá cà phê trong nước sáng 26/7 tiếp tục tăng phi mã, tiến sát mốc 100.000 đồng/kg – mức cao kỷ lục nhiều năm qua. Tại Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai, mỗi kg cà phê đã tăng thêm 1.300 – 1.500 đồng chỉ sau một đêm. Dù giá tăng mạnh, nhiều nông dân vẫn “găm hàng” chờ giá tốt hơn, trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang khan hiếm nguồn cung và chuẩn bị bước vào chu kỳ biến động mạnh vì chính sách thuế mới từ Mỹ.

Thị trường - 06:02 26/07/2025

Giá tiêu hôm nay 26/7: Gia Lai giảm nhẹ, thị trường giằng co trong biên độ hẹp

Giá tiêu trong nước sáng 26/7 ghi nhận biến động nhẹ khi Gia Lai bất ngờ giảm 500 đồng/kg, kéo giá xuống mức thấp nhất cả nước. Trong khi đó, các vùng trọng điểm như Đắk Lắk, Đắk Nông vẫn giữ giá cao, cho thấy thị trường đang giằng co trước ngưỡng hồi phục. Liệu giá tiêu sẽ bứt phá vào cuối năm hay tiếp tục "án binh bất động"?

Thị trường - 05:54 26/07/2025

Giá cao su hôm nay 26/7: Tín hiệu tích cực trở lại, các sàn giao dịch đồng loạt tăng

Giá cao su hôm nay 26/7, tín hiệu tích cực trở lại, các sàn giao dịch đồng loạt tăng. Trong nước Công ty Cao su Mang Yang điều chỉnh giá thu mua tăng từ 5 – 11 đồng, phản ánh xu hướng phục hồi chung của thị trường.

Thị trường - 05:00 26/07/2025