Phát hiện kẹo ngậm Hamer chứa chất cấm tại TPHCM
Cơ quan chức năng cảnh báo, chất cấm tadalafil phát hiện trong kẹo ngậm Hamer nếu sử dụng không đúng sẽ gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, tử vong đột ngột do bệnh tim, đau thắt ngực không ổn định...
Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM cho biết, từ thông tin phản ảnh của khách hàng, Viện đã mua một số mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường để kiểm tra khảo sát.
Trong đó, Viện đã mua 6 sản phẩm kẹo ngậm Hamer ngẫu nhiên, bao gồm mua trực tiếp tại một cửa hàng trên đường Hùng Vương (quận 5) và qua trang thương mại điện tử Shopee.
Mẫu kẹo Hamer chứa chất cấm được kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong 6 sản phẩm kẹo ngậm Hamer có 4 nhãn hiệu gồm kẹo ngậm Hamer 37F82K; kẹo ngậm Hamer G28Q79; kẹo ngậm Hamer E854A9; kẹo ngậm Hamer GINSENG & COFFEE) đều chứa tadalafil với hàm lượng từ 92,63 mg - 266,94 mg/1 viên. 1 mẫu kẹo ngậm Hamer 37F82K có chứa sildenafil citrat với hàm lượng từ 17,77 mg - 34,56 mg/1 viên và 1 mẫu kẹo ngậm Hamer 621 có chứa nortadalafil.
Mẫu kẹo Hamer chứa chất cấm.
Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM, các chất sildenafil, tadalafil, vardenafil được sử dụng làm thuốc hỗ trợ và điều trị chứng liệt dương ở nam giới với nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, 3 dược chất này và các chất tương tự bị cấm sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sildenafil và tadalafil chỉ được sử dụng trong điều trị khi có chỉ định của bác sĩ. Liều dùng tối đa của tadalafil trong thuốc được khuyến cáo là 20mg/ngày. Như vậy, hàm lượng tadalafil được phát hiện trong mẫu kẹo Hamer nêu trên cao từ 5-15 lần liều tối đa quy định.
Việc sử dụng tadalafil không đúng sẽ gây ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, tử vong đột ngột do bệnh tim, đau thắt ngực không ổn định… Trong khi đó, nortadalafil là chất có cấu trúc tương tự tadalafil nhưng chưa được sử dụng làm thuốc và chưa được đánh giá về an toàn khi sử dụng.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã thông tin 7 loại sản phẩm mà cơ quan y tế của Singapore phát đi cảnh báo có chứa chất cấm không được cấp số đăng ký công bố tại Cục, trong đó có kẹo Hamer. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được bán tràn lan trên thị trường cho đến nay.
"Các sản phẩm kẹo ngậm Hamer có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, phải quản lý như thế nào thì cần có sự quan tâm của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và quản lý thị trường, để tránh nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng", Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM khuyến cáo.
Việt Anh
- Cùng chuyên mục
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé
Cục An toàn thực phẩm vừa ra khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé – sản phẩm do Công ty TNHH Hải Bé sản xuất – trong khi các cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Cảnh báo - 07:49 18/06/2025
Nam Định tăng cường kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 570/UBND-VP3, yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ và triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo vệ đàn lợn, ổn định sản xuất chăn nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Cảnh báo - 07:48 13/06/2025
Giả mạo thương hiệu nổi tiếng Rolex, Hermès, 2 cửa hàng tại Đà Nẵng bị xử phạt nặng
UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 2 đơn vị kinh doanh và buộc tiêu hủy số hàng giả gắn mác các nhãn hiệu thương hiệu nổi tiếng.
Cảnh báo - 21:09 10/06/2025
Bán thuốc giả cho người bệnh, trách nhiệm của Pharmacity ở đâu?
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH Herbitech, với cáo buộc sản xuất thuốc giả. Câu chuyện càng khiến dư luận bàng hoàng, khi những sản phẩm bị làm giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ nhỏ, một nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất về thể chất.
Cảnh báo - 13:34 05/06/2025
Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn trị giá gần 350 tỷ đồng
Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình, Phòng Cảnh sát kinh tế công an tỉnh này vừa đã đấu tranh thành công chuyên án “Mua bán trái phép hóa đơn”, xảy ra tại một số công ty hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động ở nhiều địa phương trên cả nước với tổng trị giá gần 350 tỷ đồng.
Cảnh báo - 05:58 31/05/2025
Tiêu hủy hơn 1 tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc tại Vĩnh Phúc
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa phối hợp các đơn vị liên quan, kịp thời phát hiện và xử lý một vụ vận chuyển hơn 1.000 kg thịt lợn đã bốc mùi hôi thối, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ số hàng hóa nguy hiểm này đã bị tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Cảnh báo - 12:56 26/05/2025
Xử phạt, đình chỉ hoạt động cơ sở thẩm mỹ Oshun Beauty
Hộ kinh doanh Oshun Beauty vừa bị Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt 60 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 4,5 tháng.
Cảnh báo - 09:44 26/05/2025
Phát hiện 1,3 tấn nội tạng lợn bốc mùi hôi thối trong một doanh nghiệp tại Hải Dương
Lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã tiến hành tiêu hủy 1,3 tấn lòng lợn, mỡ lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Trường Huy ở xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang.
Cảnh báo - 08:00 24/05/2025
Phát hiện 450kg thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ đang phân huỷ, chuẩn bị bán ra thị trường
Thực hiện chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Giang, Đội QLTT số 1 Hà Giang kiểm tra phát hiện, xử lý, tiêu hủy 450kg là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang trong quá trình phân huỷ, chuẩn bị bán ra thị trường.
Cảnh báo - 09:15 23/05/2025
Người tiêu dùng nên cẩn trọng với các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội
Hiện nay, trên các nên tảng thương mại điện tử, mạng xã hội đang xuất hiện tràn lan các loaị mỹ phẩm giả giống sản phẩm chính hãng đến 90% và có giá bán rẻ hơn rất nhiều lần. Theo các chuyên gia cảnh báo, để tránh “tiền mất, tật mang”, người tiêu dùng không nên mua và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ này…
Cảnh báo - 17:59 16/05/2025
- Tin mới
-
Sẽ có Luật Thương mại điện tử để siết buôn bán online, chống hàng giả hiệu quả
-
Quảng bá sản phẩm tiêu biểu ngành Gốm-Sơn son thếp vàng
-
Chống hàng giả, hàng nhái: Hướng tới xử lý tận gốc vi phạm
-
FPT tăng 25 bậc trong Top 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á
-
Tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm
-
Xử lý thuốc giả, thực phẩm giả: Nâng cao đạo đức xã hội và trách nhiệm quản lý Nhà nước
- Đọc nhiều
-
1
Sẽ có Luật Thương mại điện tử để siết buôn bán online, chống hàng giả hiệu quả
-
2
Quảng bá sản phẩm tiêu biểu ngành Gốm-Sơn son thếp vàng
-
3
Chống hàng giả, hàng nhái: Hướng tới xử lý tận gốc vi phạm
-
4
FPT tăng 25 bậc trong Top 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á
-
5
Tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm
-
6
Xử lý thuốc giả, thực phẩm giả: Nâng cao đạo đức xã hội và trách nhiệm quản lý Nhà nước