SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận về việc Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn về việc chấp thuận SHB tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.971,6 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua, bao gồm 2 hình gồm: Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2022 và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Năm 2023, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 10.600 tỷ đồng, tăng 9,67%; tổng tài sản sẽ tăng trưởng 10,09%; huy động vốn thị trường 1 tăng 14,78%; dư nợ cấp tín dụng tăng 14%. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 15% và qua đó dự kiến vốn điều lệ đạt trên 40.000 tỷ đồng.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng.SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 36.645 tỷ đồng.

Kết thúc quý I/2023, tổng tài sản đạt 570.194 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường I đạt 440.359 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng đạt 422.175 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của SHB đạt 6.204 tỷ đồng, tăng 32,2%. Lãi thuần đạt 4.994 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, đưa SHB vào nhóm ngân hàng có tăng trưởng lãi thuần cao nhất hệ thống trong quý I/2023. Với kết quả trên, dù tích cực trích lập dự phòng rủi ro (gấp gần 3 lần cùng kỳ), SHB vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 3.620 tỷ đồng.

Vừa qua, SHB cũng đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHB Finance cho đối tác Krungsri – Thái Lan trong lộ trình thoái 100% vốn theo thỏa thuận thương vụ được ký kết trước đó. Ba năm tiếp theo, SHB sẽ tiến hành chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần còn lại cho Krungsri theo thỏa thuận. Giao dịch sẽ mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông SHB, tạo thêm nguồn lực để Ngân hàng tiếp tục tăng cường năng lực tài chính và các yếu tố nền tảng, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho quá trình chuyển đổi số… Nguồn thặng dư từ thương vụ cũng giúp SHB tăng cường bộ đệm vốn, một trong những cơ sở để đẩy nhanh lộ trình triển khai Basel III và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong năm 2023.

Hồng Anh

Bài liên quan

Cùng chuyên mục