Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ dầu gội 'handmade'

10:29 26/06/2021

Các loại dầu gội “handmade” quảng cáo có nguồn gốc tự nhiên và phương pháp truyền thống đang kinh doanh khá đa dạng trên chợ mạng, tuy nhiên, chất lượng thì không được kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Đa đạng dầu gội “handmade”

Được quảng cáo là nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng, giá thành lại rẻ, thời gian gần đây dầu gội “handmade” đang tiếp tục làm náo loạn thị trường cũng như các diễn đàn mạng. Điều đáng bàn là rất nhiều loại không có cơ quan nào kiểm định được độ an toàn, tất cả khách hàng chỉ mua với niềm tin vào lời quảng cáo của người bán.

Dầu gội đầu “handmade” rất đa dạng về mẫu mã, còn chủng loại chủ yếu được quảng cáo nấu từ hỗn hợp các nguyên liệu truyền thống như vỏ bưởi, bồ kết, hương nhu, xả… Người sản xuất dầu gội “handmade” đều quảng cáo chế để dùng cho bản thân, sau đó bán lẻ quy mô nhỏ tại các chợ, nhưng thời gian gần đây nó được rao bán rộng rãi trên mạng.

Có thể thấy trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội như facebook, sàn thương mại điện tử, nhan nhản các tin rao quảng cáo sản phẩm dầu gội đầu tự nấu nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và truyền thống, giá các bộ sản phẩm từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, tùy theo thể tích.

Người mua chủ yếu tin vào những lời quảng cáo của người bán, kèm những feedback hoặc hình ảnh trước và sau khi sử dụng để chứng minh hiệu quả sản phẩm nên ít nhiều chiếm được niềm tin của khách hàng.

Rất khó tin vào những lời quảng cáo như thế nàyRất khó tin vào những lời quảng cáo như thế này

Trong vai khách hàng, PV tìm đến một địa chỉ trên mạng xã hội, sau khi giới thiệu về công thức, nguyên liệu pha chế cùng những hình ảnh thực tế, chủ shop gửi hình ảnh một lọ nhãn mác sơ sài, dung tích khoảng 700ml, bên trong là chất lỏng đen sì, sền sệt, bán với giá 350 nghìn đồng. Theo lời người này, đây là sản phẩm tâm huyết của tiệm, giới thiệu có công dụng phục hồi tóc hư tổn, làm tóc mềm, mượt, ngăn ngừa rụng tóc… không gây kích ứng da.

Tiềm ẩn nguy cơ không an toàn

“Từ giờ tôi cạch không dám dùng mỹ phẩm “handmade” nữa”, chị Hồng Hạnh (Q.Thanh Xuân) bức xúc sau một tháng trải nghiệm sản phẩm dầu gội đầu “handmade”. Theo lời chị Hạnh, thời gian gần đây, tóc chị rụng rất nhiều nên muốn tìm một loại dầu gội có khả năng dưỡng tóc, sau khi tìm hiểu thì chị được một số người tư vấn nên tìm các loại dầu gội có nguồn gốc thiên nhiên, không sử dụng hóa chất.

Sau khi tìm hiểu, chị quyết định đặt mua một lọ dầu gội bồ kết sả chanh trên mạng xã hội về dùng thử. Khi về sử dụng lúc gội không có nhiều bọt, nước còn có màu đen hoặc nâu đục. Được một thời gian ngắn, chị Hạnh cảm thấy rất thất vọng vì chất lượng không như quảng cáo, thậm chí, trên mặt chị còn nổi rất nhiều mụn nhỏ li ti mà không rõ nguyên nhân. Trở lại diễn đàn mạng để tìm hiểu thông tin, chị Hạnh mới giật mình rằng các loại dầu gội “handmade” này đều sản xuất theo phương thức thủ công, không được cơ quan chức năng kiểm định, không loại trừ có một số chất cấm, chất bảo quản có thể gây kích ứng, dị ứng da, thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn…

Thậm chí, một trường hợp còn thẳng thừng cảnh báo: “Họ nói tự nấu nhưng mình không thấy tận mắt, không loại trừ khả năng họ cũng đi mua từ chỗ khác về rồi bán lại. Không có dầu gội nào tự nấu mà có hạn lâu dài nếu không có chất bảo quản”. Do đó, mọi người nếu đủ thời gian và tự tay đun nước gội đầu tại nhà, tuyệt đối không mua dầu gội cao bồ kết bán ngoài tiệm gội đầu, hoặc trôi nổi trên mạng.

Người tiêu dùng nên tự cảnh giác lựa chọn kỹ lưỡng trước những loại dầu gội "handmade"Người tiêu dùng nên tự cảnh giác lựa chọn kỹ lưỡng trước những loại dầu gội "handmade"

Trên thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bị tổn thương da, da dị ứng do sử dụng các loại mỹ phẩm tự chế. Khá nhiều trường hợp da đã tổn thương nặng và khó phục hồi. Theo các chuyên gia, những sản phẩm này không hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, bởi chắc chắn sẽ có những thành phần được tổng hợp từ hóa học như chất xúc tác, hương liệu và đặc biệt là chất bảo quản. Hơn nữa, người làm ra các sản phẩm này nếu không có kiến thức thì việc chế biến, đo lường chắc chắn không đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về quản lý mỹ phẩm đã chỉ rõ, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP - ASEAN): Phải có đội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của CGMP; có hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng đầy đủ… Khi đưa bất cứ sản phẩm mỹ phẩm nào ra thị trường, sản phẩm này phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Các cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tự chế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm.

TS Huỳnh Khánh Duy – giảng viên khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường đại học Bách khoa TPHCM: Dầu gội xét về bản chất cũng chỉ là hỗn hợp trong nước của các loại hóa chất khác nhau, cho dù các hóa chất này có nguồn gốc từ thiên nhiên hay được tổng hợp. Mà đã là hóa chất thì luôn chịu tác động của các chất xung quanh, của môi trường xung quanh. Sự tác động này sẽ làm hóa chất biến tính, chuyển hóa thành các hợp chất hóa học khác, có thể là các chất gây kích ứng hoặc có hại. Vì vậy, cho dù sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hay tổng hợp đều cần phải có thời hạn sử dụng.

Dầu gội “”handmade” có nguồn gốc thiên nhiên nếu được thương mại hóa đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mỹ phẩm cần phải có các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với quy định về chất lượng mỹ phẩm, như thành phần tạp chất (kim loại nặng, chất gây dị ứng, chất độc hại). Nếu dầu gội được sản xuất hoàn toàn bằng các chất có nguồn gốc từ tự nhiên thì lại càng phải được chứng minh nguồn gốc tự nhiên của các thành phần này, ít ra là để tránh sự gian lận thương mại (thông thường các hóa chất từ tự nhiên đắt tiền hơn các chất tổng hợp).

 Theo Vietq

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục

Những lưu ý người dân cần biết để tránh mua thuốc giả

Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.

Bảo vệ người tiêu dùng - 09:30 22/04/2025

Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá tại các chợ dân sinh, các cửa hàng, siêu thị… trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:47 13/09/2024

Đề xuất ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Bảo vệ người tiêu dùng - 10:14 12/09/2024

Thu hồi thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg) do vi phạm mức độ 2

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), Số GĐKLH: VN-15819-12, Số lô: 0017, NSX: 03/05/23, HD: 02/05/26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:49 09/09/2024

Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo an toàn thực phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thựuc phẩm.

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:18 07/09/2024

Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024

Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản số 2257/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:55 19/08/2024

Nghi vấn sản phẩm Thuốc nam gia truyền độc quyền của Công ty Nam Dược LTD lưu hành khi chưa được cấp phép?

Mặc dù chưa được cấp phép lưu hành, thế nhưng, sản phẩm thuốc nam gia truyền đặc trị bệnh dạ dày đại tràng L.T.D vẫn được tung ra thị trường rao bán một cách rầm rộ, quảng cáo công dụng như thuốc chữa bệnh.

Bảo vệ người tiêu dùng - 16:51 08/08/2024

Long An: Tạm giữ gần 250 vỏ chai LPG nghi chiếm dụng trái phép

Mới đây, trên địa bàn phường 5, thành phố Tân An, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Long An kiểm tra, phát hiện tạm giữ 249 vỏ chai LPG gồm nhiều nhãn hiệu nghi bị chiếm dụng trái phép.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:18 29/07/2024

Cục An toàn thực phẩm đề nghị dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1772/ATTP-NĐTT ngày 24/7/2024 gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc.

Bảo vệ người tiêu dùng - 15:41 25/07/2024

Gia Lai: Xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai vừa xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh do vi phạm các quy định của pháp luật.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:27 24/07/2024