Tiêu chuẩn nào cho mực in bao bì thực phẩm?

Mực in được sử dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm, bao gồm quy định về thành phần của mực in, hàm lượng các chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy yêu cầu về thông tin cần in trên bao bì để đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Mực được sử dụng trên nhiều chất liệu khác nhau và có thể in trực tiếp lên các loại vật liệu như nhựa, giấy, bìa… Mực có khả năng thẩm thấu vào bề mặt bên trong bao bì và tiếp xúc với thực phẩm bởi nhiều lý do và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Khi sử dụng loại mực không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Mực in có thể chứa các chất hóa học độc hại, như toluene, benzophenone, photphat…Tiêu chuẩn khắt khe về mực in bao bì thực phẩmTiêu chuẩn khắt khe về mực in bao bì thực phẩm

Quy định về mực in trong bao bì thực phẩm là những quy tắc, tiêu chuẩn, hướng dẫn về việc lựa chọn, sử dụng, kiểm tra, đánh giá mực in dùng cho bao bì thực phẩm. Quy định này giúp ngăn chặn sự thôi nhiễm của mực in vào thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao uy tín và chất lượng của doanh nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo xu thế, quy định về mực in trong bao bì thực phẩm được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới là: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 về Mực in bao bì thực phẩm – Yêu cầu chung, Tiêu chuẩn quốc tế IS 15495:2020 về Mực in bao bì thực phẩm, Quy định khung EU 1935/2004 về vật liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm.

Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn quốc gia -TCVN 13928:2023 “Mực in bao bì thực phẩm - Yêu cầu chung” có đầu tiên cho sản phẩm mực in bao bì thực phẩm, góp phần nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong toàn ngành bao bì.

Một trong những điểm đáng chú ý của tiêu chuẩn này là việc nghiêm ngặt kiểm soát hàm lượng các chất độc hại trong mực in như chì, thủy ngân, hay các chất phụ gia không an toàn khác. Điều này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm in ấn trên bao bì không chỉ đẹp mắt mà còn an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cũng quy định các thông tin cần thiết phải xuất hiện trên bao bì thực phẩm, như ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, và cảnh báo về dị ứng. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm một cách thông minh và an toàn.

                                                                                                                    Thiên Anh

Bài liên quan

Cùng chuyên mục