Xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu “Cá Tôm sông Đà”

Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Hiện, tỉnh Hòa Bình là quyền chủ sở hữu 2 nhãn hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình” và "Cá sông Đà Hòa Bình.”

 Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu, gắn với sản phẩm nông nghiệp, vừa qua, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thành công Lễ hội Cá Tôm sông Đà lần thứ nhấtNhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu, gắn với sản phẩm nông nghiệp, vừa qua, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thành công Lễ hội Cá Tôm sông Đà lần thứ nhất

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, những năm gần đây, Hòa Bình ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định được thế mạnh với nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao. Diện tích, năng suất, sản lượng các nhóm sản phẩm chủ lực đều đạt và vượt kế hoạch với trên 100.000 ha; 9 sản phẩm chủ lực đã xác định trong tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh (lúa gạo chất lượng cao; cây có múi; cá nuôi lồng; đại gia súc và rừng trồng gỗ lớn) đã đem lại nhiều hiệu quả rõ ràng, có tác dụng thúc đẩy toàn ngành và lan tỏa sang các ngành kinh tế khác. Tỉnh Hoà Bình đã xây dựng thành công 123 sản phẩm OCOP, trong đó có 24 sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn 4 sao và nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, EU và Mỹ…

Đáng chú ý, lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng của ngành, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà. Với diện tích mặt nước lớn, nuôi trồng thủy sản được đánh giá là một trong những tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 2,7 nghìn ha mặt nước và 4,94 nghìn lồng nuôi cá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 9,21 nghìn tấn.

Cùng với đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu "Cá Sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm Sông Đà - Hòa Bình”. Sản phẩm cá, tôm sông Đà nổi tiếng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, đã tạo nguồn thu lớn của tỉnh, của người dân làm nghề chài lưới và nuôi trồng thủy sản trên dòng sông Đà.    

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu, gắn với sản phẩm nông nghiệp, vừa qua, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thành công Lễ hội Cá Tôm sông Đà lần thứ nhất với quy mô 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của 10 tỉnh, thành phố vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, riêng tỉnh Hòa Bình có 121 gian hàng (20 gian hàng trưng bày các sản phẩm cá tôm sông Đà). Các doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày chủ yếu 3 dòng sản phẩm chính: Cá tươi sống; sản phẩm cá phi lê và 1 số sản phẩm cá chế biến sâu. Đây cũng là là cơ hội để tỉnh Hòa Bình giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh.

Đồng thời, kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh Hòa Bình; thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp là quyền Chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình” và "Cá sông Đà Hòa Bình”. Từ đó xây dựng hình ảnh thủ phủ cá, tôm sông Đà trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Hoà Bình.

Hiện nay, phát triển thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái là hướng đi hiệu quả đối với các địa phương có lợi thế về vùng hồ. Trong những năm qua, ngành NN&PTNT tỉnh Hoà Bình đã đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng hồ Hoà Bình gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu. Bảo tồn, phát triển các loài cá đặc sản có chất lượng, giá trị cao; ứng dụng công nghệ nuôi trồng cải tiến gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi thuỷ sản mục đích làm cảnh, giải trí đô thị, khu du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch, các hoạt động giáo dục, du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm.

 Mai Anh

Bài liên quan

Cùng chuyên mục