Chuyển đổi số nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm

09:27 24/09/2022

Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được coi là giải pháp then chốt để đảm bảo an toàn thực phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 diễn ra ngày 23/9 ở Trụ sở Văn phòng Chính phủ, câu chuyện về có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm được nhiều đơn vị nhắc tới.

PGS.TS. Mai Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam nếu một số ý kiến tại Diễn đàn.PGS.TS. Mai Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam nếu một số ý kiến tại Diễn đàn. (Ảnh: chinhphu.vn)

Theo đó, các đại biểu cho biết, do quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, nên việc quản lý, kiểm soát việc đảm bảo an toàn thực phẩm đang gặp không ít khó khăn, như việc quản lý từng hộ sử dụng vật tư, sử dụng hóa chất cấm trong nông nghiệp.

Không những vậy, chủng loại sản phẩm nông nghiệp còn chưa đa dạng, chất lượng thấp, kích cỡ không đồng đều, thiếu nhãn mác để nhận diện, chưa có truy xuất nguồn gốc minh bạch, chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường...

Nhìn nhận ra những điểm yếu này, hiện nhiều địa phương và doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế nông nghiệp đang có nhu cầu kết nối mạnh mẽ về mặt công nghệ. Áp dụng công nghệ để có thể chuẩn hóa, minh bạch được nguồn gốc nông sản, từ đó lành mạnh hóa thị trường nông sản.

Tuy nhiên, với hạ tầng và nguồn lực của nhiều địa phương, hợp tác xã (HTX) còn hạn chế, thì việc tiếp cận công nghệ vẫn còn nhiều khoảng cách. Điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của HTX hiện nay rất thấp. Nhiều HTX nông nghiệp chưa có thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn và mạng nội bộ.

Chỉ có khoảng 30% HTX sử dụng máy tính để bàn nhằm phục vụ công tác kế toán, gửi nhận thư điện tử và tham khảo thông tin về sản phẩm, thị trường. Trong đó, rất ít HTX có website để quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại.

Thành viên các HTX đại bộ phận là nông dân nhỏ, hiện nay vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt ở các vùng không có sóng di động, không có phương tiện truy nhập internet như máy tính, điện thoại thông minh...

Trước vấn đề này, PGS.TS. Mai Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam (VDECA), cho biết, VDECA đã xây dựng phần mềm eGap và cổng thông tin egap.vn với 4 chức năng là quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch và kết nối thị trường nông sản Việt Nam cho 15 HTX thuộc 10 tỉnh, thành phố như Hà Nội, Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Bắc Giang... Các ứng dụng này đã được Bộ KH&CN nghiệm thu, được cấp bản quyền tác giả, được Bộ NN&PTNT ủng hộ, cho phép mở rộng cho các tỉnh, thành phố khác.

Giải pháp công nghệ này đã thu được kết quả ban đầu. Một số sản phẩm như gạo, xoài, thanh long, nhãn, vải sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ có xác nhận eGap blockchain đã được xuất khẩu thử thành công sang Hoa Kỳ, Singapore, Qatar trong 2 năm 2018-2019 và nhóm tác giả bước đầu đã thu được phí.

Theo ông Mai Quang Vinh, để đáp ứng yêu cầu truy xuất minh bạch, minh chứng độ tín nhiệm của sản phẩm, các ứng dụng cần phải truy xuất được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện canh tác theo các tiêu chuẩn GAP; cung cấp địa chỉ, như tọa độ… Đặc biệt, phải kết nối những thông tin này vào Mạng truy xuất quốc gia để liên thông nguồn gốc minh bạch cho mỗi lô hàng. EGap có tất cả những yêu cầu này. Cùng với đó, eGap cũng giúp quản lý chặt chẽ các khâu sản xuất, in tem, chống hàng giả...

Với công nghệ VDECA đưa ra, các cơ quan quản lý có thể giám sát bằng nhật ký điện tử, truy xuất minh bạch bằng phần mềm eGap blockchains với tem QR-code có đầy đủ các thông tin về sản phẩm, kèm theo nhật ký sản xuất, công nghệ, tiêu chuẩn áp dụng, bảo vệ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Đặc biệt là có thể kết nối thị trường bằng các thông tin trực tuyến, lưu trữ về sản phẩm được kết nối lên sàn thương mại điện tử để minh chứng chất lượng, sản lượng, giá bán của sản phẩm.

VDECA cũng cho biết, trong gói giải pháp này có cả hướng dẫn, chuyển giao tiêu chuẩn sản xuất, quy trình công nghệ tiên tiến; cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai, sâu bệnh qua điện thoại di động; cách giảm thiểu rủi ro do thời tiết sâu bệnh; ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu…

Lãnh đạo VDECA cho biết, VDECA sẵn sàng tặng miễn phí eGap cho các cơ quan quản lý để có thể quản lý vùng trồng.

Cũng tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, quy định cho việc thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản bằng công nghệ số để kết nối cung cầu, bảo vệ nhà đầu tư chân chính, cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Duy Khánh

  • Cùng chuyên mục

Xây dựng chuỗi sản xuất cà phê bền vững

Để duy trì vị thế và nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, cần đặc biệt quan tâm, tập trung vào công tác quản lý chất thải, sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm và áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường.

Nông nghiệp sạch - 09:30 18/04/2025

Phát triển làng nghề truyền thống muối Tuyết Diêm

Ngày 13/4, tại quận Hoàn Kiếm, nhằm giới thiệu tiềm năng, nét đặc sắc của Làng nghề truyền thông muối Tuyết Diêm của Thị xã Sông Cầu, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố Cổ Hà Nội, Công ty TNHH Du Hành Đại Hữu và Hợp tác xã du lịch nông nghiệp xanh Phú Yên đã tổ chức trưng bày, giao lưu giới thiệu làng nghề truyền thống muối Tuyết Diêm.

Nông nghiệp sạch - 15:06 14/04/2025

Thái Bình: Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước tăng 5,7% trong quý I/2025

Quý I/2025, ngành chăn nuôi tỉnh Thái Bình tiếp tục phát triển ổn định với tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Nông nghiệp sạch - 20:06 01/04/2025

Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan

Tập đoàn siêu thị IMTIAZ - Pakistan vừa nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam.

Nông nghiệp sạch - 07:35 06/09/2024

Sầu riêng đông lạnh sẽ góp mặt trong danh sách xuất khẩu tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400-500 triệu USD trong năm 2024 là năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư và sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị tỷ USD trong năm 2025.

Nông nghiệp sạch - 10:07 21/08/2024

Nhãn Hưng Yên vào vụ mùa được giá

Tháng 8 là thời điểm chính vụ của nhãn Hưng Yên, hiện các nhà vườn, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đang tích cực thu hoạch nhãn. Một số giống nhãn đặc sản là nhãn đường phèn, nhãn lồng (nhãn Hương Chi) được đông đảo khách hàng, thương lái đặt mua.

Nông nghiệp sạch - 16:29 05/08/2024

Hà Nội tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm trong và ngoài trường học

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND về chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Nông nghiệp sạch - 15:51 19/07/2024

Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị tại Hà Nội

Chiều 2/7, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi bán lẻ, siêu thị tại Hà Nội nhằm mục đích hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp với các chuỗi nông sản lớn, siêu thị, các kênh online…

Nông nghiệp sạch - 09:41 03/07/2024

Nhật Bản và Trung Quốc đua nhau nhập khẩu cua ghẹ Việt Nam

Xuất khẩu cua ghẹ trong tháng 5 tăng gần 92% đạt trên 26 triệu USD, lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ đạt 101 triệu USD, tăng 84%. Trong đó, ghi nhận số liệu tăng mạnh từ hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc.

Nông nghiệp sạch - 11:01 06/06/2024

Những địa phương được cấp gạo dịp giáp hạt năm 2024

Các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt năm 2024.

Nông nghiệp sạch - 09:30 31/05/2024