Đề án cơ cấu EVN: Cần sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng đề nghị EVN cần ưu tiên thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị doanh nghiệp, tính toán kỹ cơ cấu về quản trị doanh nghiệp, đánh giá kỹ, sát thực tế, cân nhắc các yếu tố tác động, bảo đảm Đề án hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng đã chủ trì buổi làm việc với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) về rà soát Đề án cơ cấu EVN giai đoạn đến hết năm 2025.Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng đã chủ trì buổi làm việc với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) về rà soát Đề án cơ cấu EVN giai đoạn đến hết năm 2025.

EVN cần sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng đã chủ trì buổi làm việc với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) về rà soát Đề án cơ cấu EVN giai đoạn đến hết năm 2025.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện EVN cho biết, Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2021 – 2025 được xây dựng dựa trên các nội dung theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025" với mục tiêu phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, bảo toàn vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Theo đó, EVN đã bám sát các nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp với các bộ, ngành, cho ý kiến vào Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2021 – 2025 vào tháng 05/2023. Đặc biệt EVN chú trọng xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cân bằng tài chính giai đoạn 2021-2025 gồm: Hoàn thiện quản trị tài chính; tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu trong sản xuất và cung ứng điện; sửa đổi, bổ sung các loại định mức chi phí để tiết kiệm chi phí sản xuất trong từng khâu sản xuất, kinh doanh; giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có tác động tới chi phí giá thành trong sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối điện.

Ngoài ra, để đảm bảo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý vận hành an toàn, ổn định, hạn chế tối đa sự cố, đặc biệt là các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc trong cao điểm mùa khô năm 2024, EVN và các đơn vị thành viên đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện, tổng thể các tổ máy. Đồng thời thực hiện duy tu, bảo dưỡng định kỳ theo đúng kế hoạch; kịp thời sửa chữa, thay thế các thiết bị, bảo đảm độ khả dụng, sẵn sàng của các nhà máy, đồng thời lên các kịch bản ứng phó, không để xảy ra tình trạng thiếu điện.

Sau khi lắng nghe báo cáo của EVN, ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành tham gia, phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng nhấn mạnh: Ủy ban cùng các đơn vị liên quan đồng tình với các giải pháp trong đề án tái cơ cấu EVN đã nêu về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; đẩy mạnh chuyển đổi số và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; nghiên cứu, thực hiện chiến lược chuyển dịch năng lượng của Tập đoàn.

Đồng thời Phó Chủ tịch Ủy ban Hồ Sỹ Hùng đề nghị EVN cần ưu tiên thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị doanh nghiệp, tính toán kỹ cơ cấu về quản trị doanh nghiệp, đánh giá kỹ, sát thực tế, cân nhắc các yếu tố tác động, bảo đảm Đề án hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tế.

EVN tiếp tục do Nhà nước nắm giữ 100% vốn

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (UBQLV) đã có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2021-2025.

Theo đề án, UBQLV đề nghị để Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Còn doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực TPHCM, Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức.

Với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), đề án đưa ra lộ trình tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để thành lập Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia, chấm dứt hoạt động của A0.

Tại đề án, UBQLV cho rằng việc EVN đề xuất thành lập công ty TNHH MTV giai đoạn này là để đáp ứng tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng.

Với Công ty Nhiệt điện Thái Bình, sẽ thành lập Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thái Bình, chấm dứt hoạt động của Công ty Nhiệt điện Thái Bình. Với Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, sẽ thành lập Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, chấm dứt hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

Trong khi đó, doanh nghiệp do EVN nắm trên 50% vốn điều lệ gồm các Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1, 2, 4. Đề án đưa ra kế hoạch thực hiện cổ phần hóa tại Tổng Công ty Phát điện 1, EVN sẽ nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ; giảm tỷ lệ sở hữu của EVN tại Tổng công ty Phát điện 2 - CTCP và Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP, EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ.

Còn doanh nghiệp do EVN nắm dưới 50% vốn điều lệ gồm Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - CTCP; Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3.

Cũng tại đề án, UBQLV đề nghị xây dựng phương án cơ cấu lại tài chính và tăng cường công tác quản trị tài chính tại EVN; nghiên cứu cơ chế tài chính của EVN trong giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, xây dựng phương án tách bạch về tổ chức và hạch toán chi phí của bộ phận phân phối và bán lẻ thuộc các tổng Công ty điện lực.

UBQLV cũng yêu cầu xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ - EVN với các đơn vị kinh doanh phân phối điện phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường; xây dựng phương án tăng vốn điều lệ phù hợp với từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển…

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 có thực hiện nhưng mức độ hoàn thành không cao. Do vậy, cần đánh giá kỹ, sát thực tế, trên cơ sở đó xây dựng Đề án giai đoạn 2021-2025 khả thi hơn.Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 có thực hiện nhưng mức độ hoàn thành không cao. Do vậy, cần đánh giá kỹ, sát thực tế, trên cơ sở đó xây dựng Đề án giai đoạn 2021-2025 khả thi hơn.

Khẩn trương hoàn thiện Đề án cơ cấu EVN giai đoạn đến hết năm 2025

Tại cuộc họp với các bộ, ngành, cho ý kiến vào Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2021-2025 giữa năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá, báo cáo tình hình năm 2023 và xu hướng sắp tới của EVN rất đáng quan ngại, do đó, phải theo sát để có giải pháp phù hợp, kịp thời, thực hiện nhiệm vụ kép vừa đảm bảo hoạt động bình thường của tập đoàn, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đáp ứng điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, EVN là một trong những tập đoàn lớn, cổ phần hóa, thoái vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên phải đánh giá rất sát, đặt mục tiêu phù hợp để có thể thực hiện được.

Chỉ ra cơ sở xây dựng đề án “mới áng áng, chưa đánh giá hết,” Phó Thủ tướng phân tích, ví dụ công tác cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện, “vốn rất lớn, liên quan đến đất đai mà mấy năm làm không xong, không đạt mục tiêu.”

Dẫn chứng được Phó Thủ tướng nêu ra là thời gian qua thực hiện được mục tiêu cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện 1, 2 (GENCO 1, 2) nhưng các thành phần tham gia vào góp vốn chưa đạt như mong muốn, dưới 1%, nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ đa số.

“Chúng ta nỗ lực làm mà đánh giá không sát, đặt mục tiêu nội dung quá lớn, ngoài khả năng thì không thực hiện được… Như cổ phần hóa GENCO, vốn lớn, thị trường có hấp thụ được vốn đó không?” - Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, việc sắp xếp cơ cấu tổ chức, cổ phần hóa, thoái vốn, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 có thực hiện nhưng mức độ hoàn thành không cao. Do vậy, cần đánh giá kỹ, sát thực tế, trên cơ sở đó xây dựng Đề án giai đoạn 2021-2025 khả thi hơn.

Góp ý vào mục tiêu Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN căn cứ Quyết định 360/QĐ-TTg, các nghị quyết của Chính phủ để xây dựng mục tiêu, nội dung của đề án.

Mục tiêu là phải đưa EVN trở thành tập đoàn mạnh trong lĩnh vực năng lượng, đáp ứng nguồn điện phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu của người dân, hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn. Tập đoàn phải kinh doanh hiệu quả, bền vững, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

Nêu rõ đề án chưa đạt như mong đợi, chất lượng chưa cao, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý tại cuộc họp, cân nhắc các yếu tố tác động, bảo đảm đề án hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Trên cơ sở mục tiêu và thực tế hoạt động, yêu cầu đặt ra, căn cứ quy định pháp luật hiện nay để thiết kế mô hình EVN cho phù hợp với mô hình của một doanh nghiệp lớn. Căn cứ ngành nghề hoạt động của các công ty để đề xuất tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ theo quy định của pháp luật.

Đinh Hiệu

Bài liên quan

Cùng chuyên mục