Phát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệ

16:49 30/03/2024

Để thúc đẩy phát triển kinh tế số và hoàn thiện thể chế về công nghệ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ thông qua các kênh “mềm” giúp tăng cường hiệu quả quản trị số bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ hội phối hợp, liên kết và hợp tác.

Phát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệPhát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệ

Ngày 28/3/2024, Hội thảo "Phát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệ: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam" được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng chính sách, thể chế pháp lý thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Đồng thời, nhận diện thách thức, rào cản chính sách tác động tới phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Viện Nghiên cứu công nghệ vì cộng đồng (TFGI-Singapore) phối hợp tổ chức.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM Nguyễn Minh Thảo nhấn mạnh, chuyển đổi số là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm tạo sự bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, kinh tế số đã có những bước phát triển và được xem là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước. Hiện nay, Chính phủ đã và đang thực hiện các bước đi cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế số như thực hiện sửa đổi, bổ sung thể chế, quy định pháp luật cho các ngành, trong đó có những ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện cải cách thể chế để thu hút đầu tư cho các công nghệ số, hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư nguồn lực cho thi hành pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, cải cách nền hành chính theo hướng số hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với những cấu phần đã đi vào vận hành như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đăng ký doanh nghiệp…

Đáng lưu ý, Chính phủ cũng giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tạo lập khuôn khổ pháp lý để triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và cơ chế đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận các nội dung như: những sáng kiến đổi mới thể chế, chính sách thời gian qua và dự kiến tới đây; vai trò của các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách; vai trò của các bên liên quan; lĩnh vực có triển vọng hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. Các chủ thể nào trong nền kinh tế có vai trò trong quá trình thúc đẩy hoàn thiện thể chế hướng tới phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo…

TS. Ming Tan - Giám đốc điều hành sáng lập, Viện Nghiên cứu công nghệ vì cộng đồng (TFGI) cho rằng, sự cần thiết và những vấn đề liên quan đến xây dựng và triển khai các cơ chế thế điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á, ông Keith Detros - Giám đốc chương trình (TFGI) đã nêu bật những điểm chung của chính sách phát triển công nghệ giữa các quốc gia. Đó là duy trì cạnh tranh nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu cá nhân để tạo dựng niềm tin và tăng cường an ninh mạng. Tuy nhiên, chính sách phát triển công nghệ rất khác nhau giữa các quốc gia.

Các xu hướng chủ yếu mà Chính phủ ở 6 quốc gia Đông Nam Á (SEA-6) ban hành quy định để phù hợp bối cảnh thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế số có các nội dung chủ yếu: vai trò ngày càng tăng của các cơ quan quản lý; các cơ quan chuyên trách được thành lập với những nhiệm vụ mới; yêu cầu phối hợp ngày càng tăng giữa các cơ quan và đổi mới các phương pháp tiếp cận chính sách.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để thúc đẩy phát triển kinh tế số và hoàn thiện thể chế về công nghệ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ thông qua các kênh “mềm” giúp tăng cường hiệu quả quản trị số bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ hội phối hợp, liên kết và hợp tác.

PV

  • Cùng chuyên mục

Fed và ECB đã có cách tiếp cận khác nhau về chính sách tiền tệ như thế nào?

Theo báo chí Mỹ và Châu Âu, trong năm 2025, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có những cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ hoàn toàn khác nhau, sau chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ ngày 2/4.

Kinh tế - 06:15 21/04/2025

Tỷ giá USD hôm nay 19/4: Tăng giá

Đồng USD tăng giá vào phiên giao dịch vừa qua, ổn định phần lớn trong tuần này và giao dịch trong phạm vi hẹp so với đồng tiền chung châu Âu, sau những đợt giảm mạnh vào tuần trước do lo ngại về tác động kinh tế của thuế quan và các nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Kinh tế - 06:32 19/04/2025

Vì sao, giới đầu tư Phố Wall luôn quan tâm tới chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?

Giới đầu tư Phố Wall luôn quan tâm tới chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ. Cụ thể, trong một động thái được giới đầu tư hoan nghênh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý về khả năng miễn thuế 25% áp dụng đối với hàng nhập khẩu là ô tô và phụ tùng.

Kinh tế - 05:53 17/04/2025

Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ, đồng thời xem xét kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới

CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tại trụ sở công ty ở Đà Nẵng.

Kinh tế - 08:37 16/04/2025

Sau chính sách thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Theo CNBC News, lãnh đạo Tập đoàn Nvidia cho biết, đang lên kế hoạch sản xuất trị giá tới 500 tỷ USD tại Mỹ thông qua các đối tác sản xuất trong vòng bốn năm tới.

Kinh tế - 06:14 16/04/2025

Tỷ giá USD hôm nay 13/4: Lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015

Đồng USD đã giảm 0,9%, xuống mức 0,81650 so với đồng Franc Thụy Sĩ, kéo dài mức lỗ trong phiên trước đó khi lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015.

Kinh tế - 06:30 13/04/2025

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và truyền thống của Việt Nam ở mặt hàng thủy sản

Trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất và truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ dao động từ 800 triệu USD - 1 tỷ USD, năm 2021 đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Và hiện có khoảng 230 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Kinh tế - 10:27 12/04/2025

Tỷ giá USD hôm nay 12/4: Giảm giá trên diện rộng

Đồng USD đã giảm giá trên diện rộng do những lo ngại liên tục về thuế quan của Mỹ làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền này như một nơi trú ẩn an toàn, đẩy nó xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ so với đồng franc Thụy Sĩ và mức thấp nhất trong ba năm so với đồng Euro.

Kinh tế - 06:33 12/04/2025

Giá vàng hôm nay 12/4: Tăng cao kỷ lục

Tuần qua, giá vàng thế giới tăng hơn 6% và vàng trong nước tăng 3,9 triệu đồng do cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung.

Kinh tế - 06:24 12/04/2025

Hàng loạt ngân hàng lên kế hoạch tiến hành đại hội cổ đông trong tháng 4/2025

Nhiều ngân hàng đã ra thông báo về ngày chốt quyền và thời điểm tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Phần lớn ngân hàng đều chọn thời điểm tổ chức đại hội vào cuối tháng. Tháng Tư này có bao nhiêu ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông?

Kinh tế - 06:45 11/04/2025