Ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong bối cảnh thế giới bất ổn
Trong bối cảnh đó thế giới bất ổn - “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ là định hướng quan trọng góp phần phát triển thị trường trong nước, giữ niềm tin của người tiêu dùng.
Sáng 22/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội thảo “Kết nối cung – cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó trưởng ban - Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, bà Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các đại biểu là thành viên Hội đồng Tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp.
Ưu tiên phát triển thị trường nội địa trong bối cảnh thế giới bất ổn
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và địa phương, năm 2021, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp triển khai thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị số 03, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Tuy nhiên dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài và tác động đến các doanh nghiệp; chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại bị gián đoạn, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.
Tình hình kinh tế, chính trị thế giới xuất hiện nhiều biến động bất ổn cho sự hồi phục kinh tế đất nước sau đại dịch.
Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chia sẻ, đoàn kết để phát triển thị trường trong nước, giữ niềm tin của người tiêu dùng.
“Một trong những giải pháp cơ bản trong phát triển thị trường trong nước là phải tạo lập được chuỗi kết nối cung - cầu. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ của doanh nghiệp, giúp phục hồi kinh tế, đạt mục tiêu tăng trưởng như dự báo, đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, bà Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì Hội thảo
Doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình vẫn nhận ưu đãi thấp
Theo GS.TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, có khối doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình đang được nhận ưu đãi thấp, dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức đặt ra.
Để Cuộc vận động đạt hiệu quả cao, GS.TS Võ Đại Lược Muốn đề xuất, trước hết Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và hộ gia đình ngang với doanh nghiệp FDI. Những chính sách này phải có sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ.
Cần xây dựng vai trò cầu nối của các hiệp hội
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương thành phố Hà Nội đề xuất, cần hoàn thiện các cơ chế chính sách trong hỗ trợ phát triển hạ tầng, hệ thống phân phối, đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ cho vùng sản xuất nông sản, các doanh nghiệp chế biến, logistics, trong đó các cơ chế phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp với thực tiễn.
Bên cạnh đó, cần tập trung thúc đẩy phát triển thương mại điện tử để kích thích tiêu dùng của giới trẻ. Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh liên kết vùng, từ đó có định hướng, hoạch định các cơ chế chính sách hoạch định phát triển vùng, tránh được tình trạng mất cân đối, dư cung và không gây khó khăn cho tiêu dùng, tạo tác động lớn để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển; đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, không gây mất cân đối giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn.
Bà Trần Thị Phương Lan cho rằng, cần kết nối vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, làm cầu nối để cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Người Việt dùng hàng Việt: Doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng
Để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đề xuất, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong khâu sản xuất, phân phối hàng hóa, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường nội địa, tránh biến động giá.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tổ chức lại các điểm bán, điểm mua sắm cho người dân, đẩy mạnh tiếp cận vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Ông Mạc Quốc Anh cho rằng, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” qua nhiều năm triển khai thực hiện đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực và triển vọng về tiêu dùng hàng Việt.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, các ban, đơn vị liên quan UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ nghiêm túc tiếp thu, hoàn thành báo cáo, tài liệu, làm căn cứ để đề xuất những giải pháp giúp để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần khẳng định thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hương Thủy (Nguồn: VOV)
- Cùng chuyên mục
Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Tăng - giảm trái chiều
Giá dầu hôm nay ngày 2/7/2025 ghi nhận trên thế giới tăng nhẹ. Còn tại thị trường trong nước, giá xăng dầu điều chỉnh trái chiều theo hướng xăng giảm, dầu tăng.
Thị trường - 06:23 02/07/2025
Giá heo hơi hôm nay 2/7: Giảm sâu tại miền Bắc và miền Trung
Giá heo hơi hôm nay 2/7/2025 ghi nhận giảm sâu tại nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung. Giá heo hơi tại nhiều địa phương trên cả nước mất 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Thị trường - 06:19 02/07/2025
Giá vàng hôm nay 2/7: Điều chỉnh tăng
Giá vàng hôm nay 2/7/2025 ghi nhận được hỗ trợ tăng cả thế giới và trong nước bởi tâm lý lo ngại về tình hình tài khóa Mỹ và bất ổn xung quanh chính sách thuế quan.
Thị trường - 06:15 02/07/2025
Giá cà phê hôm nay 2/7: Tăng nhẹ 200 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 2/7/2025 ghi nhận tiếp tục tăng nhẹ từ 100 đến 200 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước nằm ở mức 94,300 - 94,700 đồng/kg.
Thị trường - 06:12 02/07/2025
Giá tiêu hôm nay 2/7: Tiếp tục tăng mạnh
Giá tiêu hôm nay 2/7/2025 ghi nhận tiếp tục tăng mạnh từ 2,000 đến 4,000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá tiêu trong nước nằm ở mức 138,000 - 142,000 đồng/kg.
Thị trường - 06:09 02/07/2025
Giá cao su hôm nay 2/7: Tăng trở lại, tín hiệu tích cực từ thị trường Châu Á
Giá cao su hôm nay 2/7, tăng trở lại, tín hiệu tích cực từ thị trường Châu Á. Trong nước, giá thu mua mủ nước loại 1 tại Công ty Cao su Bà Rịa ở mức 415 đồng/ độ TSC/kg áp dụng cho độ TSC từ 30 trở lên.
Thị trường - 06:05 02/07/2025
Giá sầu riêng hôm nay 2/7: Thị trường đi ngang
Giá sầu riêng hôm nay 2/7, giá thu mua sầu riêng tại các khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đi ngang. Ri6 loại A dao động mức 40.000 – 46.000 đồng/kg, tùy kho,tùy khu vực.
Thị trường - 05:56 02/07/2025
Hà Nội chủ động bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu
Nhằm góp phần bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô, TP. Hà Nội đã lên kế hoạch, đưa nhiều giải pháp để bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2025.
Thị trường - 16:00 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index quay đầu giảm về mốc thấp nhất trong một tuần
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm áp đảo trong phiên giao dịch đầu tuần. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp tiếp tục gây chú ý cho giới đầu tư trong nước và quốc tế khi nhiều mặt hàng đồng loạt giảm giá.
Thị trường - 10:17 01/07/2025
Giá xăng dầu hôm nay 1/7: Giữ ổn định
Giá xăng dầu hôm nay 1/7/2025 ghi nhận như sau: Giá dầu giữ ổn định đầu tuần nhờ rủi ro địa chính trị tại Trung Đông giảm bớt, sau khi xung đột giữa Israel và Iran tạm dừng.
Thị trường - 06:20 01/07/2025
- Tin mới