Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT: Nhiều thách thức!
Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ASEAN vào năm 2026. Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xác định có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với sự phát triển của thương mại điện tử. Do đó, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách phù
Thách thức từ 'bùng nổ' thương mại điện tử
Thống kê từ Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia cho thấy: Thương mại điện tử tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ sau dịch COVID-19 với doanh thu từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C) năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD và hơn 2,2 tỷ đơn vị sản phẩm được giao thành công trên 5 sàn thương mại điện tử. Những con số này đưa Việt Nam vào nhóm Top 10 có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới. Cùng với đó, Việt Nam cũng được dự báo sẽ trở thành thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ASEAN vào năm 2026. Như vậy, yếu tố tăng trưởng ổn định, tích cực có thể nói là điểm sáng của thương mại điện tử Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Lê Hoàng Oanh, áp lực cũng là rất lớn để duy trì tốc độ nêu trên trong thời gian tới. Phát triển thương mại điện tử bền vững không thể thiếu yếu tố niềm tin. Các doanh nghiệp nhỏ cần có niềm tin thị trường sẽ có cơ chế bảo vệ để họ có thể sáng tạo mà không bị doanh nghiệp lớn chèn ép, cạnh tranh không lành mạnh. Với người tiêu dùng, họ cần có niềm tin vào chất lượng hàng hóa, tin rằng quyền lợi của họ được bảo vệ khi tham gia mua sắm trên thị trường thương mại điện tử.
Dự báo doanh thu TMĐT Việt Nam
Thực tế trong 10 năm qua, mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển rất nhanh về số lượng, nhưng lý do lớn nhất mà người tiêu dùng coi là trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là “chất lượng kém so với quảng cáo”, “không tin tưởng đơn vị bán hàng” hay “khó kiểm định chất lượng hàng hóa”.
Theo lãnh đạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) trung bình mỗi năm, đơn vị xử lý từ 500-2.000 khiếu nại của người tiêu dùng liên quan giao dịch online. Cùng với nạn hàng gian, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, vi phạm sở hữu trí tuệ…, sự phát triển môi trường thương mại điện tử còn xuất hiện tình trạng lừa đảo qua mạng.
Đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Telegram... tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho sàn thương mại điện tử… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức hướng dẫn cộng tác viên thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho gian hàng.
Theo thống kê, năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – cơ quan được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tiếp nhận 1.567 đơn thư phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng, trong đó 5,5% đơn có nội dung liên quan đến thương mại điện tử. Các vấn đề thường gặp bao gồm: chất lượng và số lượng hàng hóa không đảm bảo, dịch vụ vận chuyển không đạt yêu cầu, không đền bù hoặc đổi trả sản phẩm, quảng cáo lừa dối và thông tin sai lệch.
Nhóm đối tượng bị tác động chính là trẻ em, người cao tuổi, người dân sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa. Các hệ lụy tiêu cực như lừa đảo trên không gian mạng, “nghiện mua hàng”, dành quá nhiều thời gian lướt mạng xã hội đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. Một số trang web thương mại điện tử chứa đựng thông tin sai lệch, dễ tác động tiêu cực tới tâm lý và suy nghĩ của người xem, đặc biệt là giới trẻ.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Các quy định mới làm rõ trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, nền tảng số lớn, điều chỉnh việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng tới nhóm người tiêu dùng cụ thể; kiểm duyệt nội dung, minh bạch hoạt động quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Năm 2023, Bộ Công Thương đã đề xuất và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều biện pháp đa dạng và sáng tạo để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Các hoạt động này không chỉ nhằm cung cấp thông tin pháp luật mà còn hướng đến xây dựng thói quen mua sắm an toàn, thông minh cho người tiêu dùng và trách nhiệm kinh doanh có đạo đức cho các doanh nghiệp.
Về xây dựng chính sách, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Các quy định mới làm rõ trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, nền tảng số lớn, điều chỉnh việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng tới nhóm người tiêu dùng cụ thể; kiểm duyệt nội dung, minh bạch hoạt động quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số.
Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đã có nhiều biện pháp đa dạng và sáng tạo để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Các hoạt động này không chỉ nhằm cung cấp thông tin pháp luật mà còn hướng đến xây dựng thói quen mua sắm an toàn, thông minh cho người tiêu dùng và trách nhiệm kinh doanh có đạo đức cho các doanh nghiệp.
Tiêu biểu có thể kể đến như: Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" và "Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng"; lập tài khoản Tiktok @ntdtrongtmdt (Người tiêu dùng GenZ); Tổng đài miễn cước 1800.6838 tư vấn, hỗ trợ trực tiếp các vấn đề phát sinh của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức ký cam kết với một số sàn thương mại điện tử nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, các cam kết về "Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử" trong các năm từ 2019 cho tới nay.
Về công tác tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Bộ Công Thương đã chủ động có sự phối hợp chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử để kịp thời phát hiện, hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh trên các nền tảng. Cùng với đó, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của các sàn thương mại điện tử. Từ đó đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc có quy mô lớn về hàng gian, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc chào bán trên không gian mạng; kịp thời yêu cầu các sàn thương mại điện tử điều chỉnh, xóa bỏ các thông tin có nội dung sai lệch, có khả năng tác động tiêu cực tới người tiêu dùng.
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua, trong đó tập trung vào 02 giải pháp chính:
Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong môi trường thương mại điện tử. Trong quá trình xử lý vi phạm, các vướng mắc về cơ chế xử lý, về quy định pháp luật điều chỉnh sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá để kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp lý.
Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển môi trường thương mại điện tử lành mạnh, bền vững.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Lê Hoàng Oanh cho rằng: Bên cạnh việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trên môi trường thương mại điện tử, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời xây dựng các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường mạng.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng đang xây dựng Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Dự thảo Bộ tiêu chí tập hợp nhiều quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, giao dịch đặc thù cũng như các quy tắc ứng xử, chính sách, tập quán thương mại tích cực được đúc kết từ thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử.
Hải Minh
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.
Kinh tế - 07:43 08/07/2025
Xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm đạt hơn 372 triệu USD
Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 947.654 tấn, trị giá 372,02 triệu USD, tăng 31,3% về lượng, tăng 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế - 20:44 15/06/2025
Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy giảm mạnh nhất kể từ những năm 1960
Đó là nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB). Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu mà cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump là một yếu tố chính gây áp lực lên các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Kinh tế - 07:55 13/06/2025
Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) tháng năm ước đạt hơn 78 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng, tăng 27,06% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, hơn 300 nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - 06:25 08/06/2025
Xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa
Sau những tháng tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại trong tháng 5/2025, với mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu cả 5 tháng vẫn đạt hơn 4 tỷ USD, phản ánh những nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong bối cảnh thị trường nhiều “sóng gió”.
Kinh tế - 06:12 04/06/2025
Tăng cường hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Đức
Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp cùng các đơn vị của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (German Agriculture Alliance - GAA) tổ chức Tọa đàm kết nối thương mại nông sản Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức.
Kinh tế - 14:04 21/05/2025
Xuất khẩu nông sản Thái Lan sớm bị Việt Nam vượt qua
Các doanh nhân Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc nước này dần đánh mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, khi mà Việt Nam – nhờ chính sách nhất quán từ chính phủ và sự đầu tư chiến lược đang vươn lên mạnh mẽ và có thể sớm vượt mặt Thái Lan trong lĩnh vực này.
Kinh tế - 07:29 12/05/2025
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết: "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Kinh tế - 15:29 11/05/2025
Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để phát triển bền vững
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng công bằng, bền vững, lâu dài và để hỗ trợ cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong những ngày tới, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Kinh tế - 06:28 10/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 4 tháng đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường thể hiện, trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế - 14:12 07/05/2025
- Tin mới
-
Công an Hà Nội triệt phá đường dây giết mổ tiêu thụ thịt bệnh ra thị trường
-
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới quay đầu giảm do lo ngại thuế quan từ Mỹ
-
Tỷ giá USD hôm nay 10/7: Đà tăng được duy trì
-
Giá xăng dầu hôm nay 10/7: Tăng liên tiếp
-
Giá heo hơi hôm nay 10/7: Đi ngang trên diện rộng
-
Giá vàng hôm nay 10/7: Vàng trong nước giảm
- Đọc nhiều
-
1
Công an Hà Nội triệt phá đường dây giết mổ tiêu thụ thịt bệnh ra thị trường
-
2
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới quay đầu giảm do lo ngại thuế quan từ Mỹ
-
3
Tỷ giá USD hôm nay 10/7: Đà tăng được duy trì
-
4
Giá xăng dầu hôm nay 10/7: Tăng liên tiếp
-
5
Giá heo hơi hôm nay 10/7: Đi ngang trên diện rộng
-
6
Giá vàng hôm nay 10/7: Vàng trong nước giảm