Thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử

14:11 09/04/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Trong đó, yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử

Chính phủ cũng yêu cầu chú trọng phát triển thị trường trong nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch, nhất là dịp cao điểm du lịch hè 2024.Chính phủ cũng yêu cầu chú trọng phát triển thị trường trong nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch, nhất là dịp cao điểm du lịch hè 2024. (Ảnh: minh họa)

Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quán triệt, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024, các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ, các Chỉ thị, Công điện và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đề cao trách nhiệm, quyết liệt, kịp thời và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"; chủ động tham mưu, đề xuất và xử lý công việc theo thẩm quyền; kiên định, thực hiện nhất quán định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội; tranh thủ tận dụng tối đa thời cơ, thuận lợi, nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, nỗ lực vượt qua thách thức để thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm duy trì ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, điều hành các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, có giải pháp đột phá tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế.

Đặc biệt, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; mở rộng, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu và dịch vụ ăn uống, nhà hàng…; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.

Đồng thời, chủ động, nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, nhà ở và các hàng hóa thiết yếu. Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, hiệu quả các mặt hàng do Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, nhất là đối với việc điều chỉnh học phí, tính chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý vào dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu chú trọng phát triển thị trường trong nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch, nhất là dịp cao điểm du lịch hè 2024.

Khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng, đẩy mạnh phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu; tạo thuận lợi thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa và phân cấp giải quyết thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung triển khai các nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số theo chủ đề năm 2024 "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững". Khẩn trương rà soát lại các hệ thống công nghệ thông tin, thực hiện đúng và nghiêm túc các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I tiếp tục phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, tạo đà phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 3,97%, tính chung quý I tăng 3,77% so với cùng kỳ.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, nhu cầu ngoại tệ trong nước được đáp ứng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I tăng 15,5% so với cùng kỳ; ước xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD. Trong quý I, giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,67% kế hoạch, cao hơn 3,32% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 5,2% so với cùng kỳ, tiếp tục tạo đà bứt phá cho các quý tiếp theo.

Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi và chuyển biến tích cực. Khu vực nông nghiệp và dịch vụ duy trì tăng trưởng, lần lượt tăng 2,98% và 6,12% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%... Du lịch phục hồi nhanh, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 (trước đại dịch COVID-19).

 Hải Minh

  • Cùng chuyên mục

Việt Nam - Brazil: Hợp tác phát triển trung tâm trung chuyển hàng không và khai thác không gian vũ trụ

Lãnh đạo Tập đoàn Embraer khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Việt Nam; trao đổi về chiến lược và các cam kết hợp tác của Embraer với Việt Nam, đặc biệt trong khai thác các đường bay từ Hà Nội tới TP. HCM, Côn Đảo… và hợp tác thương mại quốc phòng, trưng bày sản phẩm tại triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Nhịp sống số - 06:08 18/11/2024

Cuộc thi Robocon năm 2025 có chủ đề “Vì một Bắc Giang xanh”

Ban tổ chức Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang vừa triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi lần thứ 2, năm 2025 với chủ đề “Vì một Bắc Giang xanh”.

Nhịp sống số - 06:15 08/11/2024

Việt Nam có vị trí thứ 71/193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc về chuyển đổi số

Chủ đề của Báo cáo năm nay là "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền vững để nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chuyển đổi số, chính phủ số để các quốc gia trên thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Nhịp sống số - 10:02 19/09/2024

Quảng Ninh: Xử phạt 2 cơ sở vi phạm về thương mại điện tử số tiền gần 60 triệu đồng

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, mới đây lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra phát hiện 02 vụ vi phạm trong thương mại điện tử, với tổng số tiền xử phạt gần 60 triệu đồng.

Nhịp sống số - 11:03 15/08/2024

Tìm kiếm giải pháp đột phá thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới trong khu vực ASEAN

Trong khuôn khổ Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2024 - ASEAN Online Sale Day 2024, TikTok đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Tìm kiếm giải pháp đột phá thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới trong khu vực ASEAN”.

Nhịp sống số - 15:01 07/08/2024

Phát hiện kho chứa 70.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Một kho chứa khoảng 70.000 sản phẩm kem dưỡng da, kem trị nám, sữa rửa mặt, gel tẩy da chết, kem tẩy lông, kem dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, nước hoa…, có trị giá lên đến 1 tỷ đồng vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra, tạm giữ.

Nhịp sống số - 11:53 02/08/2024

Khởi động Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2024

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN (ASEAN Online Sale Day) 2024 sẽ chính thức khai mạc từ ngày 08/08 đến ngày 10/08/2024.

Nhịp sống số - 14:03 29/07/2024

Tiền Giang: Phát hiện gần 5.200 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang vừa phát hiện gần 5.200 sản phẩm đồ lót nữ với giá trị hơn 105.000.000 đồng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nhịp sống số - 10:40 26/07/2024

Gia tăng các website giả mạo ngân hàng

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong tháng Sáu, qua rà soát, đơn vị này đã phát hiện 68 trang thông tin điện tử (website) giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo người dùng.

Nhịp sống số - 13:53 25/07/2024

Đồng Tháp: Phát hiện vụ buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ dưới hình thức livestream

Thông tin Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng QLTT tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện 390 sản phẩm quần áo may sẵn trên hàng hóa, nhãn hàng hóa chưa có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng.

Nhịp sống số - 14:36 24/07/2024