Biện pháp phòng chống đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu
Chuyên gia từ 05 cơ quan sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới thuộc Nhóm TM5 đã chia sẻ về hành lang pháp lý quốc gia và kinh nghiệm xử lý đơn đăng ký với dụng ý xấu tại Hội thảo “Biện pháp phòng chống đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu”.
Ông Trần Lê Hồng cho biết ngoài việc Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của 4/5 nước sở tại của các Cơ quan trong TM5, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã thiết lập quan hệ song phương và ký MOU với từng cơ quan trong Nhóm. Phó Cục trưởng cũng nhấn mạnh về số lượng đơn khổng lồ các Cơ quan TM5 xử lý hàng năm, do đó đánh giá cao việc TM5 đã lựa chọn Việt Nam làm nơi tổ chức Hội thảo lần này và hy vọng Hội thảo sẽ cung cấp cho cán bộ của Cục Sở hữu trí tuệ nhiều góc nhìn từ quy định pháp luật và và kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý các trường hợp đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu của mỗi Cơ quan trong nhóm TM5.
Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng phát biểu khai mạc Hội thảo.
Hội thảo “Biện pháp phòng chống đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu” nằm trong khuôn khổ Sáng kiến chung của TM5 được khởi xướng từ năm 2012. Trong hơn 10 năm triển khai Sáng kiến, các Cơ quan TM5 định kỳ tổ chức họp nhóm chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp đối phó với các đơn đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu cũng như tổng kết, đán giá kết quả đạt được, tiêu biểu là việc công bố Báo cáo về Pháp lý và quy chế thẩm định của các Cơ quan thuộc TM5 nhằm phòng chống nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu (https://tmfive.org/files/file10.pdf), Tài liệu tổng hợp những vụ việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu (https://www.jpo.go.jp/news/kokusai/tm5/document/index/bad-faith-examples-2019.pdf) và xuất bản Truyện tranh về biện pháp phòng chống nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu (https://tmfive.org/wp-content/uploads/2021/11/TM5_Manga-Booklet.pdf).
Trong khuôn khổ Sáng kiến này, kể từ năm 2022, TM5 bắt đầu tổ chức các Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với các nước ngoài TM5 lần lượt dành cho Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thái Lan (2022), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Philippines (2023) và Cục Sở hữu trí tuệ (2024). Ngoài các hoạt động hợp tác thường xuyên giữa Cục với từng Cơ quan sở hữu trí tuệ thành viên thuộc TM5, đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Nhóm TM5.
Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” (hay còn được biết đến với thuật ngữ “bad-faith”) đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia có lịch sử hình thành cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lâu đời trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản…
Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) để nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên như CPTPP, EVFTA, RCEP… cũng như đáp ứng nhu cầu thực tiễn cần có biện pháp đối phó với tình trạng này.
Ông Kim Ingyu, KIPO chia sẻ kinh nghiệm về các vụ việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu “Pengsoo” có dụng ý xấu tại Hàn Quốc
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã lần lượt nghe tham luận của chuyên gia TM5 giới thiệu về quy định pháp luật liên quan và thực tiễn thẩm định các đơn đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu. Các chuyên gia cũng chia sẻ nhiều ví dụ thực tiễn về đơn đăng ký với dụng ý xấu, cách nhận biết, kỹ năng xử lý và phương pháp nâng cao nhận thức của thẩm định viên.
Chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã có bài tham luận chia sẻ về những thay đổi gần đây của pháp luật Việt Nam nhằm ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu và những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi xử lý những đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc loại này.
Hội thảo được tổ chức tại Việt Nam lần này là cơ hội quý giá đối với thẩm định viên và các cán bộ chuyên môn của Cục để có thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về cách thức xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu trong bối cảnh các quy định về xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu có “dụng ý xấu” mới được bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ 2022 của Việt Nam.
Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ và các Cơ quan TM5 sẽ tăng cường tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề hơn nữa để tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và hệ thống sở hữu trí tuệ lành mạnh, hiệu quả tại Việt Nam.
Minh Anh
Biện pháp phòng chống đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu
Chuyên gia từ 05 cơ quan sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới thuộc Nhóm TM5 đã chia sẻ về hành lang pháp lý quốc gia và kinh nghiệm xử lý đơn đăng ký với dụng ý xấu tại Hội thảo “Biện pháp phòng chống đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu”.
Ông Trần Lê Hồng cho biết ngoài việc Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của 4/5 nước sở tại của các Cơ quan trong TM5, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã thiết lập quan hệ song phương và ký MOU với từng cơ quan trong Nhóm. Phó Cục trưởng cũng nhấn mạnh về số lượng đơn khổng lồ các Cơ quan TM5 xử lý hàng năm, do đó đánh giá cao việc TM5 đã lựa chọn Việt Nam làm nơi tổ chức Hội thảo lần này và hy vọng Hội thảo sẽ cung cấp cho cán bộ của Cục Sở hữu trí tuệ nhiều góc nhìn từ quy định pháp luật và và kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý các trường hợp đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu của mỗi Cơ quan trong nhóm TM5.
Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng phát biểu khai mạc Hội thảo.
Hội thảo “Biện pháp phòng chống đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu” nằm trong khuôn khổ Sáng kiến chung của TM5 được khởi xướng từ năm 2012. Trong hơn 10 năm triển khai Sáng kiến, các Cơ quan TM5 định kỳ tổ chức họp nhóm chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp đối phó với các đơn đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu cũng như tổng kết, đán giá kết quả đạt được, tiêu biểu là việc công bố Báo cáo về Pháp lý và quy chế thẩm định của các Cơ quan thuộc TM5 nhằm phòng chống nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu (https://tmfive.org/files/file10.pdf), Tài liệu tổng hợp những vụ việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu (https://www.jpo.go.jp/news/kokusai/tm5/document/index/bad-faith-examples-2019.pdf) và xuất bản Truyện tranh về biện pháp phòng chống nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu (https://tmfive.org/wp-content/uploads/2021/11/TM5_Manga-Booklet.pdf).
Trong khuôn khổ Sáng kiến này, kể từ năm 2022, TM5 bắt đầu tổ chức các Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với các nước ngoài TM5 lần lượt dành cho Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thái Lan (2022), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Philippines (2023) và Cục Sở hữu trí tuệ (2024). Ngoài các hoạt động hợp tác thường xuyên giữa Cục với từng Cơ quan sở hữu trí tuệ thành viên thuộc TM5, đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Nhóm TM5.
Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” (hay còn được biết đến với thuật ngữ “bad-faith”) đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia có lịch sử hình thành cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lâu đời trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản…
Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) để nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên như CPTPP, EVFTA, RCEP… cũng như đáp ứng nhu cầu thực tiễn cần có biện pháp đối phó với tình trạng này.
Ông Kim Ingyu, KIPO chia sẻ kinh nghiệm về các vụ việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu “Pengsoo” có dụng ý xấu tại Hàn Quốc
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã lần lượt nghe tham luận của chuyên gia TM5 giới thiệu về quy định pháp luật liên quan và thực tiễn thẩm định các đơn đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu. Các chuyên gia cũng chia sẻ nhiều ví dụ thực tiễn về đơn đăng ký với dụng ý xấu, cách nhận biết, kỹ năng xử lý và phương pháp nâng cao nhận thức của thẩm định viên.
Chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã có bài tham luận chia sẻ về những thay đổi gần đây của pháp luật Việt Nam nhằm ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu và những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi xử lý những đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc loại này.
Hội thảo được tổ chức tại Việt Nam lần này là cơ hội quý giá đối với thẩm định viên và các cán bộ chuyên môn của Cục để có thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về cách thức xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu trong bối cảnh các quy định về xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu có “dụng ý xấu” mới được bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ 2022 của Việt Nam.
Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ và các Cơ quan TM5 sẽ tăng cường tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề hơn nữa để tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và hệ thống sở hữu trí tuệ lành mạnh, hiệu quả tại Việt Nam.
- Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp - động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế
Đảng, Nhà nước luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp, coi đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ai khác, chính doanh nhân, doanh nghiệp mới là chủ thể làm cho đất nước thịnh vượng, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Nhận diện thương hiệu - 06:18 25/12/2024
Bảo Việt đạt TOP 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm tài chính
Tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết lần thứ 17 diễn ra tại Đà Lạt, Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục được vinh danh là 1 trong các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin năm 2024.
Nhận diện thương hiệu - 06:39 17/11/2024
Tập đoàn Foxconn sẽ rót thêm 80 triệu USD vào Bắc Giang để sản xuất chip
Công ty TNHH Công Nghệ Shunsin Việt Nam thuộc Tập đoàn Foxconn đang xin cấp phép môi trường cho dự án đầu tư 80 triệu USD vào tỉnh Bắc Giang để sản xuất, gia công chip.
Nhận diện thương hiệu - 06:09 04/11/2024
Nước mắm Cường Là đạt chuẩn OCOP 4 sao
Nhờ sản xuất sạch, không dùng các chất bảo quản, nước mắm Cường Là (thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) được khách hàng tin dùng, cơ sở không phải lo đầu ra. Sản phẩm nước mắm Cường Là đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Nhận diện thương hiệu - 19:06 08/10/2024
Tôn vinh những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo đột phá, tác động tích cực đến người tiêu dùng
Năm nay, Better Choice Awards duy trì 2 hạng mục giải thưởng cao quý nhất là Sản phẩm công nghệ kiến tạo xu hướng trong hạng mục Smart Choice Awards và Xe dẫn đầu xu hướng trong hạng mục Car Choice Awards.
Nhận diện thương hiệu - 05:11 03/10/2024
Gần 400 cán bộ, người lao động Supe Lâm Thao tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Tại Hội trường khu công nhân Supe, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ và Hội chữ thập đỏ huyện Lâm Thao tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024 với tinh thần sẻ chia “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”.
Nhận diện thương hiệu - 13:33 15/09/2024
Đắk Lắk sẽ tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ, sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Nhận diện thương hiệu - 12:32 31/08/2024
Thương hiệu NPK Phú Mỹ: Đồng hành cùng thủ phủ sầu riêng phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, NPK Phú Mỹ có nhiều đóng góp không nhỏ cho cây sầu riêng trở thành một trong những cây trồng nổi bật, chủ lực của khu vực Tây Nguyên, góp phần lớn trong kim ngạch hàng tỷ đô la xuất khẩu sầu riêng và làm cho đời sống của đồng bào nơi đây ấm no hơn.
Nhận diện thương hiệu - 09:55 28/08/2024
Cơ hội tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ vừa thông tin mời doanh nghiệp tham gia sự kiện “Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024” lần thứ 2, diễn ra từ 25-29/2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm India Expo Centre & Mart, Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Nhận diện thương hiệu - 10:36 26/08/2024
Đẩy mạnh phát triển thương hiệu trên nền tảng số tại Đồng bằng sông Cửu Long
Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp cùng TikTok, Alibaba.com, OSB (Đại lý ủy quyền Alibaba.com tại Việt Nam), các nhà bán hàng uy tín trên TikTok Shop và các đơn vị/cá nhân liên quan tổ chức Chương trình tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận diện thương hiệu - 11:40 25/08/2024
- Tin mới
-
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Bật tăng
-
Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị
-
Giá vàng hôm nay 23/4: Tiếp tục thiết lập kỷ lục mới
-
Giá cà phê hôm nay 23/4: Giảm 200 đồng/kg
-
Giá tiêu hôm nay 23/4: Giảm 500 đồng/kg
-
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg
- Đọc nhiều
-
1
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Bật tăng
-
2
Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị
-
3
Giá vàng hôm nay 23/4: Tiếp tục thiết lập kỷ lục mới
-
4
Giá cà phê hôm nay 23/4: Giảm 200 đồng/kg
-
5
Giá tiêu hôm nay 23/4: Giảm 500 đồng/kg
-
6
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg