Trước sự ảnh hưởng từ giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" với mức 30.650 đồng/lít xăng RON 95, 25.550 đồng/lít dầu DO 0,05s-II và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 1/6.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 23/5, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành giá từ ngày 24/5.
Theo đó, tại kỳ điều hành ngày 23/5, Liên Bộ quyết định ngừng trích lập và thực hiện chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với các loại xăng để giá xăng trong nước có mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng thế giới. Bên cạnh đó, Liên Bộ quyết định tăng trích lập Quỹ BOG đối với các loại dầu nhằm duy trì Quỹ BOG để có công cụ điều hành trong thời gian tới.
Cụ thể, thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng E5 RON 92 ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 100 đồng/lít) và RON 95 ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 100 đồng/lít), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa là 300 đồng/lít và dầu mazut là 400 đồng/kg. Thực hiện chi Quỹ BOG đối với xăng E5 RON 92 ở mức 100 đồng/lít và xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước không chi), các mặt hàng dầu không chi.
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 29.633 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 30.657 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 25.553 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 24.405 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.598 đồng/kg.
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 23/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 9 đợt tăng, 3 đợt giảm.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 1/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 1/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức 115.69 USD/thùng giảm 0.04% so với ngày hôm trước. Dầu thô WTI giao sau ở mức 112.10 USD/thùng giảm 1.84% so với ngày hôm trước.
Dầu thô WTI giao sau ở mức 112.10 USD/thùng giảm 1.84% so với ngày hôm trước.
Giá dầu thô WTI giao sau tăng lên mức 119,6 USD/thùng vào thứ Ba, tiến gần mức cao nhất trong 14 năm gần 126,5 USD vào tháng 3, sau khi các nhà lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận cấm 90% dầu thô của Nga vào cuối năm 2022.
Lệnh cấm vận bao gồm Nga, dầu được đưa vào bằng đường biển trong khi vẫn giữ quyền miễn trừ tạm thời đối với dầu thô đường ống để xoa dịu các quốc gia phản đối lệnh cấm hoàn toàn như Hungary.
Dầu thô WTI đang hướng tới tháng tăng thứ sáu liên tiếp, chuỗi chiến thắng dài nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina vào thời điểm các nền kinh tế đang tăng tiêu thụ sau khi nới lỏng các hạn chế về sức khỏe.
Nhu cầu từ Trung Quốc, dự kiến sẽ tăng lên sau khi các thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải nới lỏng các hạn chế của Covid-19 và ở Mỹ, mùa lái xe hè bắt đầu vào cuối tuần với giá xăng bán lẻ cao kỷ lục.
Về mặt sản xuất, OPEC + sẽ tuân theo chính sách tăng sản lượng khiêm tốn tại cuộc họp vào thứ Năm. Dự kiến, dầu sẽ giao dịch ở mức 119,21 USD/thùng vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.
Xăng tăng 1,89 USD/gallon hay 84,72% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho hàng hóa này.
Điều chỉnh giá xăng dầu ngày 1/6: Có khả năng ‘lập đỉnh’ mới?
Giá xăng đã cao chưa từng có khi xăng RON95 bán ra từ 30.650-31.870 đồng/lít, nhưng lại đang đối diện việc tăng giá tiếp.
Giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cho biết giá xăng dầu thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore hiện cao hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 700-800 đồng/lít.
Giá cơ sở chỉ còn phụ thuộc vào 2 ngày giao dịch đầu tuần, song xu hướng giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm vẫn tăng. Nếu không có biến động mạnh và liên bộ Tài chính - Công thương không xả quỹ bình ổn, cả giá xăng và giá dầu diesel (DO) tại kỳ điều hành ngày 1/6 nhiều khả năng tăng giá.
Theo đại diện doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam, giá xăng dầu thành phẩm đang vượt xa giá dầu thô, chênh lệch đến gần 40 USD/thùng (mức chênh lệch thường chỉ 10 USD/thùng): dầu thô giao dịch mức 114 USD/thùng (dầu WTI), giá xăng thành phẩm 152-153 USD/thùng, vì vậy giá xăng dầu thành phẩm sẽ khó hạ nhiệt trong thời gian ngắn.
Tổng giám đốc một công ty bán lẻ xăng dầu tại TP.HCM cho biết từ khi xăng lên trên 30.000 đồng/lít, người dân rất quan tâm đến biến động giá xăng. Vị này cho rằng cần xem xét công cụ kìm đà tăng giá, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những loại thuế cần cân nhắc tại thời điểm hiện nay.
T.Anh (t/h).