Hải Phòng tổ chức thành công Hội thảo Truy xuất nguồn gốc – nâng tầm thương hiệu

Sáng nay, tại Sở Khoa học và Công nghệ, tổ chức Hội thảo Truy xuất nguồn gốc – nâng tầm thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa – kết nối 15 sản phẩm vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: Quỳnh Nga)Quang cảnh Hội thảo (Ảnh: Quỳnh Nga)Năm 2022, TP. Hải Phòng đã nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 21/01/2022 và đã đạt được nhứng kết quả nổi bật như tổ chức 2 lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho trên 200 lượt người là cán bộ quản lý, chủ cơ sở, doanh nghiệp; đăng tải trên báo, đài và Website: 10 tin bài và 2 chuyên đề về truy xuất nguồn gốc; Khảo sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký tham gia triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho gần 50 cơ sở, doanh nghiệp với gần 100 sản phẩm.

Đặc biệt, tổ chức triển khai hỗ trợ 15 sản phẩm kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội thảo (Ảnh: Quỳnh Nga)Các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội thảo (Ảnh: Quỳnh Nga)Với mục tiêu phát triển Hải Phòng trở thành thành phố quốc tế theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, đòi hỏi phải có sự hội nhập quốc tế sâu, rộng. Sự phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải phát triển hướng đến thị trường quốc tế, đòi hỏi các sản phẩm của Hải Phòng đều phải được truy xuất nguồn gốc.

Hôm nay, tại Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - nâng tầm thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa - kết nối 15 sản phẩm vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia” với mục tiêu: Chia sẻ, thảo luận các kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn Thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các chuyên gia của Trung tâm mã số mã vạch quốc gia, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản trình bày, trao đổi, chia sẻ, thảo luận một số nội dung về: chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; vai trò của truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; giải pháp thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; kết quả triển khai các hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản thời gian qua tại Hải Phòng; kết quả xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho 15 sản phẩm tại Hải Phòng...

Lãnh đạo UBND Thành phố, lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp bấm nút kết nối 15 sản phẩm vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia (Ảnh: Quỳnh Nga)Lãnh đạo UBND Thành phố, lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp bấm nút kết nối 15 sản phẩm vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia (Ảnh: Quỳnh Nga)Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hoàng Minh Cường biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức triển khai, các kết quả đã đạt được là bước khởi đầu quan trọng để đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc, quản lý tốt về chất lượng hàng hóa trong thành phố.

Phó chủ tịch UBND Thành phố Hoàng Minh Cường đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ, nghiên cứu và tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh việc triển khai khảo sát, hướng dẫn hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố;

Đặc biệt, chú trọng các sản phẩm đặc thù, sản phẩm được chứng nhận OCOP, sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu; hàng năm, triển khai hỗ trợ tối thiểu 50 sản phẩm kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

 Quỳnh Nga

Bài liên quan

Cùng chuyên mục