Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này sẽ rà soát các nội dung quảng cáo của TPBVSK Lifamax trên các phương tiện truyền thông, những nội dung quảng cáo vi phạm Cục ATTP sẽ xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý theo quy định.
Nhiều doanh nghiệp quảng cáo nội dung không đúng
Ngày 29/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức Toạ đàm: “Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nguy hại về quảng cáo gian dối trong lĩnh vực y tế không chỉ về tài chính. Người bệnh nan y phát hiện điều trị sớm có thể khỏi, chí ít kéo dài sự sống. Nhưng những quảng cáo “cam kết chữa khỏi” là vi phạm với quy định về thực phẩm chức năng (không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).Sử hụng hình ảnh Bác sỹ để quảng cáo TPBVSK Lifamax khi chưa được sự đồng ý của TS. BS Dương Xuân Nhương
Theo ông Phong, Luật An toàn thực phẩm chỉ quản lý chung về thực phẩm, còn quy định về quảng cáo hàng hóa nói chung và quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng nằm trong Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, người phát hành quảng cáo chỉ được phát hành quảng cáo theo đúng nội dung đã thẩm định.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế nhiều doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm không theo nội dung đã thẩm định. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ không quảng cáo sản phẩm sai quy định, mà do đơn vị, cá nhân khác quảng cáo, họ không nắm được.
Nhiều sản phẩm còn có nội dung quảng cáo "lách luật" giữa thuốc đông y và thực phẩm chức năng, không nói rõ sản phẩm là gì, gây hiểu lầm nghiêm trọng, đặc biệt trên nền tảng Youtube.
Về chế tài xử phạt, ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho rằng, pháp luật đã quy định. Song vấn đề là người phát hành quảng cáo, đặc biệt là các trang mạng xã hội có máy chủ ở nước ngoài nên rất khó xử phạt.
Nguy hại về quảng cáo gian dối trong lĩnh vực y tế không chỉ về tài chính mà nhiều người mắc bệnh nan y, nếu được phát hiện, điều trị sớm có thể chữa khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống. Tuy nhiên, những quảng cáo thực phẩm chức năng "cam kết chữa khỏi" đã lấy đi thời gian vàng điều trị bệnh của họ.
Cục ATTP vào cuộc xác minh vi phạm TPBVSK Lifamax
Vừa qua, Thương hiệu và Công luận có nhiều bài viết phản ánh về TPBVSK Lifamax do Công ty CP Dược phẩm FAMAX (Khương Đình, Thanh Xuân, TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối. Nội dung các bài viết chỉ rõ TPBVSK Lifamax có dấu hiệu kinh doanh vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng về công dụng sản phẩm.Quảng cáo sản phẩm khẳng định có hiệu quả thần tốc sau khi sử dụng liệu trình
Cụ thể, tại trang https://lifamax.vn/, sản phẩm Lifamax được giới thiệu là giải pháp thải độc gan hiệu quả; là sản phẩm cứu tinh cho người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, xơ gan, suy gan. Cũng theo giới thiệu, TPBVSK Lifamax có các thành phần là “thần dược” trong giải độc là Silymarin và Glutathione có hàm lượng cao bậc nhất lần lượt là 140mg – 150mg rất an toàn, không tăng cân, không tích nước, phù nề, không ảnh hưởng đến dạ dày; Hiệu quả thần tốc trong việc giải độc gan, giảm các bệnh lý về gan; Hiệu quả cho các tình trạng men gan cao, gan nhiễm mỡ, giúp cơ thể hồi phục, tăng sức đề kháng.TPBVSK Lifamax khẳng định là thần dược cứu tinh cho các bệnh lý về Gan
Theo đó, sản phẩm này được BLV Tạ Biên Cương quảng cáo với rất nhiều công dụng thần kỳ cùng cam kết cứ “uống là khỏi”; Giải độc gan Lifamax là giải pháp được các chuyên gia, Bác sĩ khuyên dùng; Lifamax thuộc Dược phẩm Famax hiệu quả cho người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ, người thường xuyên uống rượu bia và người có các bệnh lý về gan. Thành phần của Lifamax gồm những hoạt chất tốt cho gan như Silymarin, Glutathione, Cao Actiso, Vitamin B2, Vitamin C,… giúp giải độc gan, chống oxy hóa các gốc tự do gây hại, tăng sức đề kháng, phục hồi chức năng gan, tái tạo tế bào mới.
Thậm chí, nhiều công dụng được doanh nghiệp vẽ thêm ngoài công dụng được Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép. Có thể thấy tất cả những nội dung quảng cáo đều hướng tới mục đích “thổi phồng” chất lượng của các sản phẩm này.
Không những vậy, trên các website, tổ chức kinh doanh TPBVSK Lifamax còn sử dụng hình ảnh khách hàng đã sử dụng sản phẩm, hình ảnh Bác sỹ Dương Xuân Nhương – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 103 khi chưa được cho phép để tung hô sản phẩm không đúng bản công bố.Liệu Cục ATTP (Bộ Y tế) có phát hiện và xử lý vi phạm của doanh nghiệp phân phối TPBVSK Lifamax
Tiếp tục mở rộng thông tin về hoạt động kinh doanh các sản phẩm này, PV đã liên hệ tới địa chỉ giao dịch tại số nhà 28 ngõ 460 Khương Đình, Thanh Xuân được tiếp nhận thông tin và trả lời Công ty sẽ cho kiểm tra và phản hồi. Tuy nhiên, đến nay phóng viên Thương hiệu và Công luận vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi.
Sau khi các bài viết đăng tải, tòa soạn Thương hiệu và Công luận đã nhận được nhiều phản hồi từ độc giả. Đa số độc giả đều mong muốn tòa soạn tiếp tục làm rõ thông tin, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý đơn vị kinh doanh TPBVSK Lifamax.
Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, phóng viên Thương hiệu và Công luận đã gửi các thông tin sai phạm tới Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Mới đây, ngày 22/5/2024 Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản số 1123/ATTP-NĐTT phản hồi lại Tạp chí Thương hiệu và Công luận và cho biết: “TPBVSK Lifamax đã được cấp giấy phép Bản Công bố hợp quy và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; Sản phẩm TPBVSK Siro Lifamax đã có Giấy tiếp nhận Công bố nhưng chưa có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Cục ATTP đã rà soát các nội dung quảng cáo của TPBVSK Lifamax trên các phương tiện truyền thông, những nội dung quảng cáo vi phạm Cục ATTP sẽ xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý theo quy định.”
Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin kết quả xử lý từ cơ quan chức năng trong bài viết tiếp theo.
Thiên Anh