Bài 3: Dược phẩm FAMAX sử dụng "trái phép" hình ảnh bác sỹ để quảng cáo TPBVSK Lifmax

10:21 09/05/2024

TS. BS Dương Xuân Nhương – Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 103 khẳng định: "Công ty Cổ phần Dược phẩm FAMAX đang sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân của ông để quảng cáo cho sản phẩm giải độc gan Lifamax".

Quảng caosTPBVSK Lifamax như thần dược cho các bệnh lý về GanQuảng caosTPBVSK Lifamax như thần dược cho các bệnh lý về Gan

Như thông tin đã phản ánh tại 02 bài viết có tiêu đề: Công ty CP Dược phẩm FAMAX quảng cáo "thổi phồng" công dụng TPBVSK Lifamax? và  Bài 2: Sử dụng chiêu “khám bệnh online” để bán TPBVSK Lifamax về việc sản phẩm TPBVSK Lifamax do Công ty CP Dược phẩm FAMAX phân phối có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật quảng cáo, gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm khi quảng cáo sản phẩm TPBVSK Lifamax có công dụng như “giải pháp” và có hiệu quả thần tốc cho các bệnh lý về Gan.

Sử dụng các từ ngữ quảng cáo TPBVSK Lifamax để thổi phồng công dụngSử dụng các từ ngữ quảng cáo TPBVSK Lifamax để thổi phồng công dụng

Cụ thể, trên website https://lifamax.vn/ và địa chỉ fanpage có tên "Lifamax - Giải độc mát gan chính hãng", sản phẩm Lifamax đang được đơn vị phân phối sản phẩm quảng cáo bằng những "mỹ từ" với rất nhiều công dụng thần kỳ, “Giải độc gan Lifamax là giải pháp được các chuyên gia, Bác sĩ khuyên dùng; Lifamax thuộc Dược phẩm Famax hiệu quả cho người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ, người thường xuyên uống rượu bia và người có các bệnh lý về gan”. Thành phần của Lifamax gồm những hoạt chất tốt cho gan như Silymarin, Glutathione, Cao Actiso, Vitamin B2, Vitamin C… giúp giải độc gan, chống oxy hóa các gốc tự do gây hại, tăng sức đề kháng, phục hồi chức năng gan, tái tạo tế bào mới.

Cùng với đó, sản phẩm này cũng được mô tả là sản phẩm với bảng công thức đơn giản nhưng tập trung các thành phần chủ chốt, là giải pháp hiệu quả, an toàn cho người tiêu dùng, khẳng định có hiệu quả thần tốc và cam kết: “Sau khoảng 7-10 ngày các tổn thương trên da như mẩn ngứa, mụn nhọt, vàng da sẽ giảm hẳn, biến mất; Sau 2-4 tuần các chỉ số men gan mỡ gan giảm dần, cơ thể hồi phục, thể trạng khỏe khoắn; Sau liệu trình các vấn đề, bệnh lý về gan sẽ được cải thiện rõ rệt, phục hồi được chức năng gan, tái tạo tế bào và hệ miễn dịch tăng cao”.Sử dụng TPBVSK Lifamax có hiệu quả thần tốc cho các bệnh lý GanSử dụng TPBVSK Lifamax có hiệu quả thần tốc cho các bệnh lý Gan

Các bài viết quảng cáo sản phẩm Lifamax còn sử dụng hình ảnh, video với sự xuất hiện của các y, bác sỹ, dược sỹ khuyên người bị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, suy gan… sử dụng Lifamax. Đặc biệt, hình ảnh TS. BS Dương Xuân Nhương, Trưởng Khoa nội Tiêu hóa, Bệnh viện Quân Y 103 luôn được Dược phẩm Famax được sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm TPBVSK Lifamax lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu khách hàng chỉ cần để lại thông tin tư vấn trên website: https://lifamax.vn/. Ngay sau đó, sẽ có người gọi điện lại để tư vấn từ số: 02499992268, giới thiệu tên là Nhàn – Dược sĩ, chuyên gia tư vấn điều trị gan, hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Dược phẩm FAMAX. Số điện thoại này đang được niêm yết công khai trên website: lifamax.vn.

TS.BS Dương Xuân Nhương khẳng định không cho Công ty CP FAMAX sử dụng hình ảnh kèm theo sản phẩm LifamaxTS.BS Dương Xuân Nhương khẳng định không cho Công ty CP FAMAX sử dụng hình ảnh kèm theo sản phẩm Lifamax

Liên quan tới việc này, ngày 7/5, PV đã liên hệ với TS.BS Dương Xuân Nhương, Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Quân y 103 để kiểm chứng thông tin. Trao đổi với PV, TS.BS Dương Xuân Nhương cho biết, tôi chỉ làm việc với kênh truyền hình VTC2 trong chương trình tư vấn sức khỏe các bệnh lý về gan với nội dung đã được thống nhất và tôi thẩm duyệt. Tôi cũng chỉ cho phép VTC2 sử dụng hình ảnh và nội dung của tôi tại buổi quay hôm đó phục vụ vào tư vấn về bệnh gan. Tôi có nhắc đến tên sản phẩm một hai lần nhưng hạn chế tối đa. Còn đấy không phải là buổi quay để bán hàng. 

“Tôi chỉ đồng ý thực hiện chương trình tư vấn về bệnh gan trên kênh truyền hình VTC2, còn giữa tôi và Công ty FAMAX không có bất kí kết nào. Thậm chí, hôm quay chương trình đại diện nhãn hàng Lifamax mong muốn để sản phẩm được xuất hiện trên bàn quay trong suốt buổi ghi hình, nhưng tôi không đồng ý vì lo ngại họ sẽ lợi dụng để quảng cáo sản phẩm. Còn sau khi quay xong việc họ cắt ghép, dán hay chia nhỏ video để quảng cáo sản phẩm thì tôi không biết, không nắm được vì không có thời gian”, bác sỹ Nhương khẳng định.

Cũng theo bác sỹ Nhương, sau buổi quay chương trình trên VTC2 có người tên Hoàng tự xưng là giám đốc công ty FAMAX có hẹn gặp tôi nhưng tôi không đồng ý.

Hình ảnh TS. BS Dương Xuân Nhương xuất hiện cùng hàng chữ Hình ảnh TS. BS Dương Xuân Nhương xuất hiện cùng dòng chữ "Lifamax - Giải pháp hiệu quả cho men gan cao được bác sĩ khuyên dùng"

Tình trạng nhiều trang mạng xã hội, thực phẩm chức năng (TPCN) được quảng cáo như thuốc điều trị, nhiều trường hợp còn tự ý sử dụng hình ảnh của các y, bác sĩ để quảng cáo sản phẩm đang bán không còn là câu chuyện mới xảy ra. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh tuy nhiên tình trạng trên vẫn diễn biến phức tạp. 

Trước thực tế này, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế cũng đã nhiều lần phát đi cảnh báo về việc trên một số website, trang mạng xã hội đang sử dụng hình ảnh, danh nghĩa các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng. 

Theo Cục ATTP, tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm. Như vậy, có thể khẳng định việc sử dụng hình ảnh, danh nghĩa các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trước những thông tin nêu trên, phóng viên đã liên hệ phía doanh nghiệp rất nhiều lần để làm rõ phản ánh người tiêu dùng nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía đơn vị phân phối sản phẩm TPBVSK Lifamax. Đề nghị, Cục ATTP cần sớm vào cuộc kiểm tra làm rõ việc Công ty FAMAX đang cố tình sử dụng hình ảnh các y, bác sỹ để quảng cáo sản phẩm nhằm tăng sự uy tín của sản phẩm để bán được nhiều hàng hàng, lừa dối người tiêu dùng. 

                                                                                                                                     Thiên Anh

  • Cùng chuyên mục

Nghi vấn sản phẩm Thực phẩm bổ sung Trà thảo mộc HC chứa chất cấm Sibutramine?

Vừa qua Chuyên trang Hàng thật, tòa soạn Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh của anh T.Q.M (Hoàn Kiếm, Hà Nội) về việc sản phẩm Trà thảo mộc HC lưu hành trên thị trường khi chưa được cấp phép. Đặc biệt sản phẩm này còn bị nghi ngờ chứa hàm lượng chất cấm Sibutramin gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ý kiến người tiêu dùng - 15:47 16/08/2024

Công ty Dược phẩm E&S Việt Nam quảng cáo mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh?

Thời gian qua, nhiều bài viết quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm E&S Việt Nam (địa chỉ: Nghĩa Đô, Cầu Giấy, TP. Hà Nội) được đăng tải tại website: https://espharma.vn/ đang mô tả sản phẩm có công dụng “trị nám – trị mụn” gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Ý kiến người tiêu dùng - 13:39 18/06/2024

Ameri Group bị xử phạt và buộc thu hồi tên miền amerigroup.vn

Sau phản ánh của chuyên trang Hàng thật Tạp chí Thương hiệu và Công luận về việc Ameri Group đăng bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để quảng cáo kẹo dẻo ngủ ngon iHAMESS, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt Ameri Group số tiền 40 triệu đồng và buộc thu hồi tên miền amerigroup.vn.

Ý kiến người tiêu dùng - 22:39 15/06/2024

Cần quyết liệt xử lý những dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo TPBVSK Lifamax

“Không lo viêm gan, men gan cao – Đẩy lùi viêm gan – Giã từ Viêm gan với 7k/ngày – Giải pháp cho viêm gan, xơ gan,…” là những cụm từ được đơn vị phân phối TPBVSK Lifamax quảng cáo thần thánh hóa công dụng sản phẩm nhằm tiếp tục “dụ” khách hàng. Trước sự việc này, các cơ quan chức năng cần quyết liệt xử lý những dấu hiệu vi phạm.

Ý kiến người tiêu dùng - 08:18 14/06/2024

Sản phẩm lưu hành của Công ty VICICORP có dấu hiệu hàng giả, không rõ xuất xứ?

Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Be.Star khẳng định: "Chỉ sản xuất "một vài" sản phẩm TPBS NAT.SLIM, NAT.SLIM X3, NAT.HERBAL theo đặt hàng của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vicicorp với mục đích tặng khách hàng trải nghiệm vào tháng 6/2023. Các sản phẩm có thông tin năm sản xuất 2024 trên thị trường có dấu hiệu là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc".

Ý kiến người tiêu dùng - 12:44 11/06/2024

Ameri Group đăng bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để quảng cáo kẹo dẻo ngủ ngon iHAMESS?

Gần đây, dư luận đang xôn xao khi Công ty TNHH Amerigroup đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các bài viết quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bổ sung Dreamy Land với tên gọi mỹ miều là Kẹo dẻo ngủ ngon iHamess.

Ý kiến người tiêu dùng - 08:59 10/06/2024

Bài 2: Sử dụng chiêu “khám bệnh online” để bán TPBVSK Lifamax

Ngoài việc sử dụng các từ ngữ gây hiểu lầm về công dụng sản phẩm để quảng cáo, đơn vị phân phối sản phẩm TPBVSK Lifamax còn sử dụng chiêu "khám bệnh online" để chốt đơn bán TPBVSK Lifamax.

Ý kiến người tiêu dùng - 08:59 02/05/2024

Website quảng cáo sản phẩm GAN NHÓ KỲ NAM LNNature bất ngờ "lỗi truy cập"

Sau phản ánh của Thương hiệu và Công luận về việc TPBVSK GAN NHÓ KỲ NAM LNNature quảng cáo thổi phồng công dụng thì website https://gannhokynam.com/, "đột ngột” lỗi truy cập 404, khiến người tiêu dùng lo lắng nếu sử dụng sản phẩm có vấn đề xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm?

Ý kiến người tiêu dùng - 06:54 30/04/2024

TPBVSK GAN NHÓ KỲ NAM LNNature có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo?

Bằng nhiều cách thức khác nhau, từ việc sử dụng từ ngữ gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm đến việc sử dụng hình ảnh chuyên gia, y, bác sĩ để quảng cáo TPBVSK Gan nhó kỳ nam LNNature. Những hành vi này đang có dấu hiệu vi phạm quy định về Luật Quảng cáo.

Ý kiến người tiêu dùng - 11:27 23/04/2024

Công ty CP Dược phẩm FAMAX quảng cáo "thổi phồng" công dụng TPBVSK Lifamax?

Mặc dù, chỉ được cơ quan chức năng cấp phép là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) với công dụng hỗ trợ nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng gan. Thế nhưng, trên nền tảng Internet sản phẩm TPBVSK Lifamax của Công ty CP Dược phẩm FAMAX lại đang được được quảng cáo như “thần dược”, có tác dụng “điều trị” các bệnh về gan.

Ý kiến người tiêu dùng - 09:00 22/04/2024