Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển ngành hàng thanh long tại 3 tỉnh trọng điểm là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, ưu tiên nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thanh long Việt Nam.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Trước đây, Việt Nam đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng và xuất khẩu thanh long. Thanh long luôn là mặt hàng “tỷ đô” của nông sản Việt Nam. Trong đó “thủ phủ thanh long” Bình Thuận chiếm ½ diện tích và sản lượng thanh long cả nước. Nhưng diện tích, sản lượng thanh long của Trung Quốc đã tăng thần tốc, vượt qua Việt Nam, khiến thanh long Việt Nam mất dần ưu thế tại thị trường Trung Quốc.
Đến cuối năm 2023, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc là 67.000 ha, sản lượng đạt 1,6 triệu tấn, vượt qua Việt Nam (diện tích 55.000 ha, sản lượng trên 1,2 triệu tấn).
Để tránh tình trạng “cung vượt cầu”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương không tăng diện tích trồng thanh long, nhất là ở những vùng không có điều kiện đất đai, tưới tiêu phù hợp, không có điều kiện đầu tư thâm canh, vùng bị ảnh hưởng ngập lụt, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quy hoạch đến năm 2025, diện tích thanh long cả nước không quá 60.000 ha, đến năm 2030 không quá 65.000 ha, sản lượng duy trì từ 1,3-1,5 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển ngành hàng thanh long tại 3 tỉnh trọng điểm là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, ưu tiên nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thanh long Việt Nam.
Minh Anh (t/h)