Sẽ ra mắt hệ thống đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử

08:54 03/09/2023

Nhằm hỗ trợ bảo vệ các bên tham gia vào giao dịch sử dụng thanh toán trực tuyến, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) dự kiến sẽ cho ra mắt hệ thống đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử.

Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) dự kiến sẽ cho ra mắt hệ thống đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tửTrung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) dự kiến sẽ cho ra mắt hệ thống đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hiện nay, ngoài các mô hình thương mại điện tử như doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùng - người tiêu dùng (C2C), thị trường thương mại điện tử còn xuất hiện nhiều mô hình mới như: Online - Offline (O2O), chính phủ - người dân, chính phủ - doanh nghiệp (hay còn được gọi là G2C, G2B - dịch vụ hành chính công trực tuyến).

Chính vì vậy, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch tại Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đặc biệt là thanh toán điện tử thông qua các trung gian thanh toán hoặc các ứng dụng thanh toán còn thấp. Trên thực tế, các giao dịch thanh toán không qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như giao dịch thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, gửi tiền mặt qua các quầy giao dịch, gửi tiền qua bưu điện... chiếm tỉ lệ cao trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

Việc này tiềm ẩn những rủi ro cho người tiêu dùng trong quá trình giao dịch như: khi hàng hóa/dịch vụ không đạt yêu cầu có thể không được người bán tiếp nhận chuyển hoàn, người tiêu dùng cũng không thể khiếu nại hoặc được bảo vệ trong các giao dịch như trên.

Nguyên nhân chính của việc này là do thói quen mua sắm của người tiêu dùng còn sử dụng tiền mặt; niềm tin của người tiêu dùng vào các hạ tầng thanh toán điện tử hỗ trợ cho thương mại điện tử chưa cao; các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và người bán hàng trong giao dịch sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa có tính đồng bộ, nhất quán.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện hình thức thanh toán đảm bảo (thanh toán tạm giữ) thông qua tài khoản ví điện tử của người dùng hoặc được tạm giữ bởi chính các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Về bản chất số tiền giao dịch này được chung chuyển trong tài khoản ngân hàng thuộc công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử hoặc công ty sàn thương mại điện tử. Điều này còn tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng và doanh nghiệp thương mại điện tử do dòng tiền trong ví điện tử không được đảm bảo bởi một ngân hàng thương mại hoặc một tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước.

Thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, Bộ Công Thương đặt mục tiêu cao đối với thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cụ thể, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%. Trong đó, thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80% vào năm 2025.

Để thực hiện mục tiêu, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, nhiều giải pháp đã và sẽ được triển khai như: Hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia KeyPay; nghiên cứu triển khai hệ thống thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử theo phương án trọng tài thương mại (ESCROW) hướng đến mục đích bảo vệ cả người tiêu dùng và người bán hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt trong một giao dịch thương mại điện tử.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ các bên tham gia vào giao dịch sử dụng thanh toán trực tuyến được bảo vệ, thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số dự kiến sẽ cho ra mắt hệ thống đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử.

Hệ thống hướng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường điện tử, bảo vệ lợi ích của các bên tham gia giao dịch trực tuyến. Cụ thể, tăng lượng thanh toán điện tử qua Escrow, giảm tỷ lệ COD; tăng độ tin cậy và thúc đẩy gia tăng giao dịch; giải quyết tranh chấp với cơ sở pháp lý rõ ràng; bảo vệ lợi ích cho cả bên mua và bên bán…

Mai Anh

  • Cùng chuyên mục

Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam

Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.

Kinh tế - 07:43 08/07/2025

Xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm đạt hơn 372 triệu USD

Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 947.654 tấn, trị giá 372,02 triệu USD, tăng 31,3% về lượng, tăng 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế - 20:44 15/06/2025

Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy giảm mạnh nhất kể từ những năm 1960

Đó là nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB). Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu mà cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump là một yếu tố chính gây áp lực lên các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Kinh tế - 07:55 13/06/2025

Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) tháng năm ước đạt hơn 78 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng, tăng 27,06% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, hơn 300 nghìn tỷ đồng.

Kinh tế - 06:25 08/06/2025

Xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa

Sau những tháng tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại trong tháng 5/2025, với mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu cả 5 tháng vẫn đạt hơn 4 tỷ USD, phản ánh những nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong bối cảnh thị trường nhiều “sóng gió”.

Kinh tế - 06:12 04/06/2025

Tăng cường hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Đức

Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp cùng các đơn vị của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (German Agriculture Alliance - GAA) tổ chức Tọa đàm kết nối thương mại nông sản Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức.

Kinh tế - 14:04 21/05/2025

Xuất khẩu nông sản Thái Lan sớm bị Việt Nam vượt qua

Các doanh nhân Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc nước này dần đánh mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, khi mà Việt Nam – nhờ chính sách nhất quán từ chính phủ và sự đầu tư chiến lược đang vươn lên mạnh mẽ và có thể sớm vượt mặt Thái Lan trong lĩnh vực này.

Kinh tế - 07:29 12/05/2025

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết: "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Kinh tế - 15:29 11/05/2025

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để phát triển bền vững

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng công bằng, bền vững, lâu dài và để hỗ trợ cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong những ngày tới, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Kinh tế - 06:28 10/05/2025

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 4 tháng đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường thể hiện, trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế - 14:12 07/05/2025