Tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường RCEP

Hôm nay, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các thị trường thành viên RCEP (Australia, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc) tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường RCEP.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022. Với sự tham gia của 15 thành viên, ước tính chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới sẽ tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD và là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu thủy sản sang  thị trường RCEPXuất khẩu thủy sản sang thị trường RCEP

Theo đại diện Cục XTTM, với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản, các thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, RCEP được đánh giá sẽ mang lại lợi ích cho nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

“Có thể nói RCEP đang tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu. Đây là khu vực có nhiều nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu tiêu dùng đa dạng”, đại diện Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục XTTM) nói.

Bên cạnh đó, một số quốc gia yêu cầu không quá cao về chất lượng sản phẩm – điều mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - châu Âu (EVFTA)… nên sẽ phù hợp với trình độ của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, RCEP sẽ… mở rất rộng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là các loại mặt hàng Việt Nam có lợi thế như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản...

Đại diện Cục XTTM cho rằng, trong các FTA đã có trước đây, không ít sản phẩm xuất khẩu Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA mà không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Song hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu đều nằm trong RCEP khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

H. Thủy

 

Bài liên quan

Cùng chuyên mục